Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 8 cánh diều bài 6: Lão Hạc

1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Hãy trình bày một số nét cơ bản về tác giả Nam Cao?

Câu 2: Truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác năm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác?

Câu 3: Truyện ngắn Lão Hạc sử dụng ngôi kể thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể đó có tác dụng gì?

Câu 4: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

Câu 5: Nêu tóm tắt văn bản Lão Hạc?


Câu 1: 

- Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.

- Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.

- Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996)

- Tác phẩm chính: các truyện ngắn Chí Phèo (1941), Giăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Lão Hạc (1943),…

Câu 2: 

- Lão Hạc được sáng tác năm 1943

- Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, nội dung phản ánh về một phần hiện thực của xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.

Câu 3: 

- Truyện ngắn Lão Hạc kể theo ngôi thứ nhất.

- Người kể chuyện: ông giáo (một nhân vật trong truyện)

- Tác dụng:

+ Việc kể ở ngôi thứ nhất khiến cho mạch kể linh hoạt.

+ Là người gần gũi với lão Hạc, chứng kiến toàn bộ cảnh đời của lão Hạc nên câu chuyện do ông giáo thuật lại trở nên chân thực, giàu cảm xúc, khách quan.

Câu 4:

Bố cục của văn bản gồm: 3 phần.

- Phần 1: Từ đầu đến “…chứ đâu còn là con tôi?”: Nỗi nhớ thương con da diết của lão Hạc.

- Phần 2: Từ “Lão Hạc ơi!...” đến “Tôi bây giờ có làm gì được đâu!”: Hoàn cảnh đáng thương của lão Hạc.

- Phần 3: Còn lại: Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc khi bán con chó Vàng và cái chết đau đớn của lão.

Câu 5:

Truyện kể về lão Hạc người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên đã quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc bên con chó Vàng của con trai lão để lại. Sau trận ốm, lão không đủ sức đi làm thuê như trước, quá cùng đường vì muốn giữ lại mảnh đất cho con trai, lão đã ra một quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Lão đem tiền và mảnh vườn gửi ông giáo nhờ lo ma chay khi lão mất. Lão xin Binh Tư bả chó và tự kết liễu đời mình – cái chết dữ dội không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác