Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

Câu 8: Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?


Nguyên văn chữ Hán Cổ kim hận sự thiên nan vấn (dịch nghĩa: Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được – bản dịch chuyển sang nghĩa hờn, không mạnh bằng). Mối hận "cổ kim" là gì? Đó là mối hận của người xưa và người nay. Người xưa có thể là Tiểu Thanh và những người như nàng. Người nay có thể bao gồm những phụ nữ "hồng nhan bạc mệnh" cùng thời Nguyễn Du và chính thế hệ những nhà thơ tài năng như Nguyễn Du đã gặp nhiều điều không may trong cuộc đời. Nguyễn Du cho rằng có một thông lệ, một định lệ là trời đã bất công với những con người tài sắc nên viết "Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi" (Chữ cổ kim cũng có hàm nghĩa của chữ quen thói trong Truyện Kiều: Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen, chỉ một định lệ). Nhà thơ coi mình là người cùng hội cùng thuyền với nàng Tiểu Thanh nên viết tiếp câu sau đó: "Phong vận kì oan ngã tự cư" (Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã). Câu thơ này giúp ta suy đoán nội dung hai chữ cổ kim như trên. Lời oán trách trời thể hiện nỗi đau khổ và bất bình của thế hệ nhà thơ ý thức về sự chà đạp giá trị của nghệ thuật và văn chương trong xã hội phong kiến. Đó cũng là tâm sự của Nguyễn Du. "Không thể hỏi trời được" vì câu hỏi đó không có lời giải đáp. Trời đã vô tình đối với số phận của những người có tài văn chương, nghệ thuật. Sự bất hạnh của họ đã tồn tại không chỉ với Tiểu Thanh trước Nguyễn Du đến hàng trăm năm mà tồn tại đối với cả những nhà thơ cách ông hàng ngàn năm như Đỗ Phủ. (Nguyễn Du viết trong bài Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ: Nhất cùng chí thử khởi công thi – Ông cả cuộc đời cùng khổ như thế há vì hay thơ?)


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chân trời bài 7: Độc "Tiểu Thanh kí" (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác