Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Kinh tế pháp luật 12 kntt bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu định nghĩa quyền của công dân về sở hữu tài sản.

Câu 2: Dựa vào bài học, em hãy nêu nội dung của quyền chiếm hữu. Quyền chiếm hữu chỉ chấm dứt khi nào? 

Câu 3: Quyền sử dụng là quyền gì? 

Câu 4: Công dân có nghĩa vụ gì về các quy định của Hiến pháp và pháp luật?

Câu 5: Theo điều 496, bên mượn tài sản có nghĩa vụ gì? 

Câu 6: Em hãy nêu nội dung Điều 188. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự (trích). 


Câu 1:

Một người có quyền sở hữu tài sản. Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. 

Câu 2: 

  • Quyền chiếm hữu: Chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Người không phải chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu tài sản không thuộc quyền sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kì người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật. 
  • Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chuyển giao quyền sở hữu của mình hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác như: bán, tặng cho,…

Câu 3: 

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy dịnh của pháp luật. Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Câu 4: 

Công dân có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về sở hữu tài sản; phải tôn trọng tài sản và quyền sở hữu tài sản của người khác; phải khai thuế và nộp thuế phát sinh do sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật,…

Câu 5: 

Theo điều 496, nghĩa vụ của bên mượn tài sản là: 

  • 1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa. 
  • 2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn. 
  • 3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được. 
  • 4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

Câu 6: 

Điều 188. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự (trích): 

  • 1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khsc thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. 
  • 2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác