Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời Ôn tập chương 3: Từ trường (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 3: Từ trường (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện

  • A. Xung quanh dòng điện thẳng
  • B. Xung quanh một thanh nam châm thẳng
  • C. Trong lòng của một nam châm chữ U
  • D. Xung quanh một dòng điện tròn.

Câu 2: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

  • A. các đường sức điện.
  • B. các đường sức từ.
  • C. cường độ điện trường.
  • D. cảm ứng từ.

Câu 3: Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở ngoài ống dây (có dòng điện chạy qua) chúng là những đường cong.

  • A. Đi ra từ cực âm và đi vào từ cực dương của ống dây
  • B. Đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của ống dây
  • C. Đi ra từ cực Nam và đi vào từ cực Bắc của ống dây
  • D. Đi ra từ cực dương và đi vào từ cực âm của ống dây

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Các đường sức điện bắt đầu từ điện tích âm và kết thúc ở điện tích dương.
  • B. Các đường sức từ đi ra ngoài thanh nam châm từ cực nam và đi vào trong thanh nam châm từ cực bắc.
  • C. Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt bắc và đi ra mặt nam của dòng điện tròn ấy.
  • D. Đường sức từ của dòng điện thẳng dài là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện có tâm là giao điểm giữa dòng điện và mặt phẳng đó.

Câu 5: Lực từ tác dụng lên kim nam châm trong hình sau đặt ở điểm nào là mạnh nhất?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Điểm 1
  • B. Điểm 2
  • C. Điểm 3
  • D. Điểm 4

Câu 6: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:

TRẮC NGHIỆM

Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?

  • A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
  • B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
  • C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
  • D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.

Câu 7: Chiều đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như hình

TRẮC NGHIỆM

Tên các từ cực của nam châm chữ U là:

  • A. Đầu 1 là cực âm, đầu 2 là cực dương
  • B. Đầu 1 là cực dương, đầu 2 là cực âm
  • C. Đầu 1 là cực Bắc, đầu 2 là cực Nam
  • D. Đầu 1 là cực Nam, đầu 2 là cực Bắc

Câu 8: Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ A đến M. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm N có hướng trùng với hướng của véctơ.

TRẮC NGHIỆM

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 9: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường

  • A. Phương trùng với phương của nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó
  • B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
  • C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó.
  • D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó

Câu 10: Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về phương diện

  • A. sinh công của từ trường.
  • B. tác dụng lực của từ trường.
  • C. tác dụng sinh lý của từ trường.
  • D. tác dụng hóa học của từ trường.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.
  • B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều cảm ứng từ.
  • C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.
  • D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và cảm ứng từ.

Câu 12: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ.TRẮC NGHIỆM

Lực từ tác dụng lên dây có

  • A. phương ngang hướng sang trái.
  • B. phương ngang hướng sang phải.
  • C. phương thẳng đứng hướng lên.
  • D. phương thẳng đứng hướng xuống.

Câu 13: Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ:

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 14: Thanh dây dẫn thẳng MN có chiều dài l = 20 cm, khốí lượng m = 10 g, được treo trên hai sợi dây mảnh sao cho MN nằm ngang. Cả hệ thống được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,25 T và vectơ B hướng lên trên theo phương thẳng đứng. Nếu cho dòng điện I = A chạy qua, người ta thấy thanh MN được nâng lên vị trí cân bằng mới và hai sợi dây treo bây giờ lệch một góc α so với phương thẳng đứng. Cho g = 10 m/s2, góc lệch α là

  • A. 30o
  • B. 45o
  • C. 60o
  • D. 50,5o

Câu 15: Một đoạn dây dài l đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Dòng điện qua dây có cường độ 0,5A, thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 4.10-2 N. Chiều dài đoạn dây dẫn là:

  • A. 32 cm.
  • B. 3,2 cm.
  • C. 16 cm.
  • D. 1,6 cm.

Câu 16: Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A, AM = 8 cm mang dòng điện I = 5 A. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 3.10-3 T có véc tơ cảm ứng từ song song với cạnh AN hướng như hình vẽ. Giữ khung cố định, lực từ tác dụng lên cạnh AM của tam giác là:

TRẮC NGHIỆM

  • A. 1,2.10-3 N.
  • B. 1,5.10-3 N.
  • C. 2,1.10-3 N.
  • D. 1,6.10-3 N.

Câu 17:  Giữa hai cực của một nam châm có TRẮC NGHIỆMnằm ngang, B = 0,01 T người ta đặt một dây dẫn có chiều dài L nằm ngang vuông góc với TRẮC NGHIỆM Khối lượng một đơn vị chiều dài là d = 0,01 kg/m. Tìm cường độ dòng điện chạy qua dây để dây nằm lơ lửng không rơi. Cho  g=10 m/s2.

  • A. 1 A.       
  • B. 10 A.     
  • C. 5 A.       
  • D. 0,5 A.

Câu 18: Đơn vị của từ thông là

  • A. Tesla (T).        
  • B. Ampe (A).        
  • C. Veber (Wb).        
  • D. Vôn (V).

Câu 19: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

  • A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.
  • B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.
  • C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.
  • D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.

Câu 20: Trong điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn:

  • A. có phương vuông góc với nhau
  • B. cùng phương, ngược chiều
  • C. cùng phương, cùng chiều
  • D. có phương lệch nhau 45º

Câu 21: Trường hợp nào sau đây không có hiện tượng cảm ứng điện từ?

  • A. Một đoạn dây dẫn chuyển động trong một từ trường.
  • B. Kim nam châm đang chỉ về cực địa lí phía bắc của Trái Đất.
  • C. Một khung dây quay trong từ trường.
  • D. Một nam châm vĩnh cửu được thả rơi thẳng đứng vào một ống nhôm.

Câu 22: Một đoạn dây dẫn TRẮC NGHIỆM được đặt trên hai thanh kim loại và tạo thành một mạch kín. Tất cả được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ TRẮC NGHIỆM (Hình 3.10). Đoạn dây dẫn TRẮC NGHIỆM đang chuyển động với tốc độ TRẮC NGHIỆM và khi chuyền động luôn tiếp xúc với hai thanh kim loại. Phát biểu nào TRẮC NGHIỆM sau đây là đúng? TRẮC NGHIỆM

  • A. Dòng điện chạy qua TRẮC NGHIỆM từ TRẮC NGHIỆM đến TRẮC NGHIỆM.
  • B. Dòng điện chạy qua TRẮC NGHIỆM từ TRẮC NGHIỆM đến TRẮC NGHIỆM.
  • C. Không có dòng điện chạy qua TRẮC NGHIỆM.
  • D. Đoạn dây TRẮC NGHIỆM không chịu tác dụng của lực.

Câu 23: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?

  • A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường.
  • B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.
  • C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.
  • D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.

Câu 24: Một khung dây có diện tích TRẮC NGHIỆM được đặt nghiêng TRẮC NGHIỆM so với đường sức của từ trường đều với độ lớn cảm ứng từ là TRẮC NGHIỆM. Từ thông qua khung dây là

  • A. TRẮC NGHIỆM.
  • B. TRẮC NGHIỆM.
  • C. TRẮC NGHIỆM.
  • D. TRẮC NGHIỆM.

Câu 25: Có nhiều loại thiết bị được dùng để đo từ trường của Trái Đất. Một trong số đó là “cuộn dây lật”. Cuộn dây này gồm 100 vòng, mỗi vòng có diện tích 0,010 m3. Đầu tiên, cuộn dây được đặt sao cho mặt phẳng của nó vuông góc với từ trường của Trái Đất, sau đó quay 180° để từ trường đi qua cuộn dây theo hướng ngược lại. Từ trường của Trái Đất là 0,050 mT và cuộn dây quay trong 0,50 s. Độ lớn suất điện động sinh ra trong cuộn dây khi lật là

  • A. 0,050 mV. 
  • B. 0,10 mV. 
  • C. 0,20 mV.
  • D. 1,0 mV.

Câu 26: Một khung dây hình chữ nhật ABCD gồm 20 vòng cạnh 5 cm và 4 cm. Khung đặt trong từ trường đều B = 3.10-3 T, đường sức vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung 60° quanh cạnh AB, độ biến thiên từ thông qua khung bằng

  • A. -60.10-6 Wb.        
  • B. -45.10-6 Wb.        
  • C. 54.10-6 Wb.        
  • D. -56.10-6 Wb.

Câu 27: Điện áp giữa hai đầu của một điện trờ TRẮC NGHIỆMTRẮC NGHIỆM, cường độ dòng điện chạy qua nó là

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 28: Một dòng điện xoay chiều có cường độ tức thời i = 2√2 cos(100πt) , (trong đó i tính bằng A còn t tính bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện là 2A
  • B. Tần số góc của dòng điện là 100 Hz
  • C. Tần số của dòng điện là 100 Hz
  • D. Dòng điện đổi chiều 314 lần trong một giây

Câu 29: Ở một đèn sợi đốt có ghi TRẮC NGHIỆM. Đèn sáng bình thường ở mạng điện xoay chiều có điện áp TRẮC NGHIỆM, trong công thức này, các đại lượng đều tính bằng đơn vị SI. Cường độ dòng điện chạy qua đèn, tính theo đơn vị ampe là

  • A. TRẮC NGHIỆM.
  • B. TRẮC NGHIỆM.
  • C. TRẮC NGHIỆM.
  • D. TRẮC NGHIỆM.

Câu 30:  Một máy phát điện xoay chiều có điện trở trong không đáng kể. Mạch ngoài là cuộn cảm thuần nối tiếp với ampe kế nhiệt có điện trở nhỏ. Khi rôto quay với tốc độ góc 25 rad/s thì ampe kế chỉ 0,1A. Khi tăng tốc độ quay của rôto lên gấp đôi thì ampe kế chỉ :

  • A. 0,1 A                
  • B. 0,05 A                
  • C. 0,2 A                
  • D. 0,4 A

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác