Trắc nghiệm Vật lí 12 Chân trời bài 9: Khái niệm từ trường (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo bài 9: Khái niệm từ trường (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ phổ là

  • A. Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
  • B. Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
  • C. Hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
  • D. Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.

Câu 2: Từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi

  • A. Các đường sức từ dày đặc hơn.
  • B. Các đường sức từ nằm cách xa nhau.
  • C. Các đường sức từ gần như song song nhau.
  • D. Các đường sức từ nằm phân kì nhiều.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Các đường sức điện bắt đầu từ điện tích âm và kết thúc ở điện tích dương.
  • B. Các đường sức từ đi ra ngoài thanh nam châm từ cực nam và đi vào trong thanh nam châm từ cực bắc.
  • C. Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt bắc và đi ra mặt nam của dòng điện tròn ấy.
  • D. Đường sức từ của dòng điện thẳng dài là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện có tâm là giao điểm giữa dòng điện và mặt phẳng đó.

Câu 4: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?

  • A. Dòng điện không đổi
  • B. Hạt mang điện chuyển động
  • C. Hạt mang điện đứng yên
  • D. Nam châm chữ U

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

  • A. Phần giữa của thanh.
  • B. Chỉ có cực Bắc.
  • C. Cả từ hai cực.
  • D. Mọi chỗ đều hút sắt như nhau.

Câu 6: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

  • A. các đường sức điện.
  • B. các đường sức từ.
  • C. cường độ điện trường.
  • D. cảm ứng từ.

Câu 7: Chọn phát biểu đúng

  • A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.
  • B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
  • C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.
  • D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.

Câu 8: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho

  • A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
  • B. Có độ mau thưa tùy ý.
  • C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
  • D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Câu 9: Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở ngoài ống dây (có dòng điện chạy qua) chúng là những đường cong.

  • A. Đi ra từ cực âm và đi vào từ cực dương của ống dây
  • B. Đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của ống dây
  • C. Đi ra từ cực Nam và đi vào từ cực Bắc của ống dây
  • D. Đi ra từ cực dương và đi vào từ cực âm của ống dây

Câu 10: Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định.

  • A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn
  • B. Chiều của đường sức từ trong nam châm
  • C. Chiều của đường sức từ trong mạch điện
  • D. Chiều của đường sức từ trong lòng ống dây

Câu 11: Đường sức từ được tạo bởi nam châm thẳng có đặc điểm nào sau đây: 

  • A. Là đường thẳng song song với trục nam châm, hướng từ cực Bắc đến cực Nam 
  • B. Là đường khép kín, đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.
  • C. Là đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục của thanh nam châm.
  • D. Là đường tròn nằm trong mặt phẳng chứa trục của thanh nam châm.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Một điện tích đứng yên tạo ra một điện trường trong không gian xung quanh nó.
  • B. Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích đứng yên trong nó.
  • C. Một luồng điện tích tạo ra một từ trường trong không gian xung quanh nó.
  • D. Từ trường tác dụng lực từ lên dòng điện ở trong nó.

Câu 13: rong các hình vẽ ở hình vẽ, đường thẳng biểu diễn dòng điện không đổi I. Đường tròn trong mặt phẳng vuông góc với đường thẳng biểu diễn một đường sức của từ trường do dòng điện trong dây dẫn gây ra. Hình vẽ nào mô tả không đúng quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều của đường sức từ?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • BTRẮC NGHIỆM
  • C.  TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 14: Trong các hình vẽ ở hình vẽ, đường tròn biểu diễn dòng điện không đổi I. Đường thẳng đi qua tâm đường tròn và vuông góc với mặt phẳng chứa đường tròn biểu diễn đường sức của từ trường do dòng điện trong dây dẫn gây ra. Hình vẽ nào mô tả đúng quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều của đường sức từ?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 15:Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:

TRẮC NGHIỆM

Tên các cực từ của nam châm là

  • A. A là cực Bắc, B là cực Nam
  • B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
  • C. A và B là cực Bắc.
  • D. A và B là cực Nam

Câu 16: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:

TRẮC NGHIỆM

Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?

  • A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
  • B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
  • C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
  • D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.

Câu 17: Cho ống dây AB có dòng điện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm định hướng như hình sau:

TRẮC NGHIỆM

Tên các từ cực của ống dây được xác định là:

  • A. A là cực Bắc, B là cực Nam
  • B. A là cực Nam, B là cực Bắc
  • C. Cả A và B là cực Bắc
  • D. Cả A và B là cực Nam

Câu 18: Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình vẽ:

TRẮC NGHIỆM

Chọn phương án đúng về từ cực của ống dây.

  • A. A là từ cực Nam của ống dây
  • B. B là từ cực Bắc của ống dây
  • C. A là từ cực Bắc của ống dây
  • D. Không xác định được

Câu 19: Chiều đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như hình

TRẮC NGHIỆM

Tên các từ cực của nam châm chữ U là:

  • A. Đầu 1 là cực âm, đầu 2 là cực dương
  • B. Đầu 1 là cực dương, đầu 2 là cực âm
  • C. Đầu 1 là cực Bắc, đầu 2 là cực Nam
  • D. Đầu 1 là cực Nam, đầu 2 là cực Bắc

Câu 20: Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ A đến M. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm N có hướng trùng với hướng của véctơ.

TRẮC NGHIỆM

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo, Câu hỏi trắc nghiệm bài 9: Khái niệm từ trường (P2) Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm Vật lí 12 CTST bài 9: Khái niệm từ trường (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác