Trắc nghiệm văn 6 kết nối tri thức kì II (P4)
Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 kì 2. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ngoài câu “Xem người ta kìa!”, người mẹ còn nói câu nào dưới đây?
A. “Người ta cười chết!”
- B. “Nhìn lại mình xem!”
- C. “Ai chẳng muốn thành đạt!”
- D. “Người ta xuất chúng thế kia cơ mà!”
Câu 2: Lí do nào khiến người mẹ muốn con mình giống người khác?
- A. Vì người mẹ muốn con mình giống với số đông, không bị cô lập
- B. Vì người khác trong mắt người mẹ là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười
- C. Vì người mẹ thấy con mình quá khác biệt nên cần hòa đồng nhiều hơn
D. Vì người mẹ muốn con mình thông minh, giỏi giang, thành đạt, được tin yêu, tôn trọng, noi gương những cá nhân xuất chúng để trở thành người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
Câu 3: Ai là tác giả của văn bản Xem người ta kìa!?
- A. Nguyễn Thế Hoàng Linh
B. Lạc Thanh
- C. Thạch Lam
- D. Nguyễn Tuân
Câu 4: Những bằng chứng nào chứng tỏ thế giới này là muôn màu muôn vẻ?
- A. Vạn vật trên rừng đều muôn màu muôn vẻ
- B. Xã hội con người muôn màu muôn vẻ
- C. Không có bằng chứng nào
D. Cả A và B đều đúng
Câu 5: Việc kết thúc văn bản bằng các câu hỏi có ý nghĩa gì?
- A. Tạo ra đối thoại với người đọc
- B. Giúp người đọc suy tư về những điều mà tác giả đã viết
C. Câu hỏi tu từ tạo sắc thái biểu cảm, khiến người đọc suy tư và đồng tình với quan điểm của tác giả
Câu 6: Tác giả muốn thuyết phục người đọc điều gì?
- A. Con người cần hòa nhập và hòa tan trong cái chung với mọi người.
B. Con người cần hòa nhập nhưng cũng rất cần được tôn trọng những cái khác biệt.
- C. Con người cần có sự khác biệt và cần phát huy sự khác biệt đó.
Câu 7: Cách vào đề của tác giả có gì đặc biệt?
- A. Không có gì đặc biệt
- B. Nêu vấn đề bằng lời kể
- C. Nêu vấn đề bằng trích dẫn danh ngôn
D. Nêu vấn đề từ việc dẫn ý người khác
Câu 8: Bằng chứng mà tác giả đưa ra để làm sáng tỏ ý kiến của bản thân là gì?
A. Trong một xã hội, mỗi người đều khác nhau
- B. Trong một gia đình, mỗi người đều khác nhau
- C. Trong một lớp học, mỗi người đều khác nhau
- D. Trong một công ty, mỗi người đều khác nhau
Câu 9: Đâu là phương thức biểu đạt chính của văn bản Xem người ta kìa!?
- A. Tự sự
- B. Miêu tả
- C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nêu nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự giống nhay hay khác nhau giữa mọi người?
A. Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người.
- B. Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự giống nhau giữa mọi người.
Câu 11: “Chuẩn mực” là gì?
- A. Nổi bật, hơn hẳn mọi người về tài năng, trí tuệ
- B. Tốt đẹp về mọi mặt
C. Cái được chọn làm căn cứ để theo đó mà làm cho đúng
Câu 12: Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng cách ghép tương ứng.
Phần Nội dung chính
1. Phần 1 (Từ đầu đến thoải mái chút nào.) a. Giải thích, bình luận, chứng minh hàm ý câu nói của người mẹ trên hai phương diện suy nghĩ của người mẹ và quan điểm của người con.
2. Phần 2 (Từ Giờ đây, mẹ tôi đã khuất đến dấu ấn riêng của từng người.) b. Khẳng định quan điểm của con người bằng việc mở rộng, phát triển hàm ý câu nói của người mẹ.
3. Phần 3 (Đoạn còn lại.) c. Giới thiệu về câu nói của mẹ và cảm giác của người con khi nghe câu nói đó.
A. 1 – c; 2 – a, 3 – b
- B. 1 – a; 2 – b, 3 – c
- C. 1 – b; 2 – a, 3 – c
- D. 1 – a; 2 – c, 3 – b
Câu 13: “Hồi ức” là gì?
- A. Nói ra điều thể hiện sự không bằng lòng
B. Nhớ lại điều bản thân đã trải qua
- C. Có lòng kính yêu và biết nghe lời cha mẹ
- D. Không thể quên
Câu 14: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
- B. Theo vị trí của chúng trong câu
- C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
- D. Theo mục đích nói của câu
Câu 15: Dòng nào thể hiện đủ và đúng vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu?
- A. Thành ngữ chỉ có thể làm vị ngữ trong câu.
B. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ...
- C. Thành ngữ luôn luôn đảm nhận vai trò chủ ngữ trong câu.
- D. Thành ngữ chỉ có thể làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ, tính từ...
Câu 16: Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?
- A. Đúng
B. Sai
Câu 17: Thành ngữ là gì?
A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
- B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
- C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18: Phát biểu nào sau đây về trạng ngữ là phát biểu đúng?
A. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, … của sự việc được nêu trong câu.
- B. Trạng ngữ là thành phần chính của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, … của sự việc được nêu trong câu.
- C. Trạng ngữ là một biện pháp tu từ, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- D. Trạng ngữ là một trong số các từ loại của tiếng Việt.
Câu 19: Trạng ngữ là gì?
- A. Là thành phần chính của câu
B. Là thành phần phụ của câu
- C. Là biện pháp tu từ trong câu
- D. Là một trong số các loại từ của tiếng Việt
Câu 20: Trạng ngữ trong câu sau là trạng ngữ gì? “Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đinh, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.”
- A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
C. Trạng ngữ chỉ thời gian
- D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 21: Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?
- A. Chủ ngữ
- B. Vị ngữ
- C. Phụ ngữ
D. Cả A và B
Câu 22: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai)
- A. Chỉ thời gian
- B. Chỉ nơi chốn
C. Chỉ phương tiện
- D. Chỉ nguyên nhân
Câu 23: Trạng ngữ trong câu sau là trạng ngữ gì? “Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý.”
A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
- C. Trạng ngữ chỉ thời gian
- D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 24: Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 25: Thành ngữ khác với tục ngữ ở điểm nào?
A. Một bên là đơn vị lời nói, một bên là đơn vị tác phẩm.
- B. Trong cấu tạo từ có yếu tố “ngữ”.
- C. Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- D. Do từ cấu tạo nên.
Câu 26: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.
- A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
- C. Bổ ngữ
- D. Trạng ngữ
Câu 27: Tìm và ghép thành ngữ (cột A) với nghĩa của thành ngữ (cột B) trong bảng dưới đây sao cho phù hợp:
A – Thành ngữ B – Nghĩa của thành ngữ
1. Chết như rạ a. Nhận xét ai làm gì rất nhanh.
2. Mẹ tròn con vuông b. Lòng oán giận và hận thù với ai đó rất nặng.
3. Cầu được ước thấy c. Chết rất nhiều
4. Oán nặng thù sâu d. Điều mong ước trở thành hiện thực.
5. Nhanh như cắt đ. Việc sinh nở thuận lợi, tốt đẹp.
e. Chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp nhưng lại cho mình thông minh, tài giỏi.
Gợi ý:
A. 1 – c, 2 – đ, 3 – d, 4 – b, 5 – a
- B. 1 – c, 2 – đ, 3 – b, 4 – d, 5 – a
- C. 1 – a, 2 – đ, 3 – d, 4 – b, 5 – c
- D. 1 – c, 2 – d, 3 – đ, 4 – b, 5 – a
Câu 28: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?
- A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
- B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
- D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 29: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào.” (Nam Cao)?
- A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
B. Khi ấy
- C. Đầu nó còn để hai trái đào
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 30: Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?
A. Đeo nhạc cho mèo
- B. Đẽo cày giữa đường
- C. Ếch ngồi đáy giếng
- D. Thầy bói xem voi
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận