Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 5 Kết nối bài 5: Bản quyền nội dung thông tin (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tin học 5 kết nối tri thức bài 5: Bản quyền nội dung thông tin (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Bản quyền nội dung thông tin là quyền của tác giả cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin.
  • B. Bài văn tả cảnh em viết là nội dung có bản quyền.
  • C. Nội dung thông tin không được thể hiện dưới dạng video.
  • D. Chỉ được sử dụng nội dung thông tin khi được phép.

Câu 2: Cách ghi nguồn Phỏng theo… được sử dụng trong tình huống nào?

  • A. Kể câu chuyện dựa trên nội dung của truyện khác.
  • B. Sử dụng một nội dung thông tin bất kì trên Internet.
  • C. Sử dụng một hình ảnh không rõ tên người chụp.
  • D. Sử dụng một bài báo của Báo Tiền Phong.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Tác giả có thể ghi tên hoặc đăng kí bản quyền để bảo vệ quyền tác giả đối với nội dung thông tin.
  • B. Khi sử dụng thông tin có thể sửa lại nội dung theo ý mình.
  • C. Khi truy cập nội dung thông tin của người khác mà không được phép, dù vô tình hay cố tình, đều là hành vi vi phạm đạo đức.
  • D. Trong quá trình tạo ra nội dung thông tin, cần có ý thức giữ gìn, bảo mật thông tin.

Câu 4: Thông tin nào sau đây là thông tin mang tính riêng tư?

  • A. Thông tin về thời tiết.
  • B. Thông tin về giá sản phẩm trong siêu thị.
  • C. Thông tin về lịch sử dân tộc.
  • D. Thông tin về nghề nghiệp của bố mẹ.

Câu 5: Khi sử dụng thông tin từ website hoahoctro.tienphong.vn, em cần ghi nguồn như thế nào?

  • A. Nguồn: Internet.
  • B. Không ghi.
  • C. Nguồn: hoahoctro.tienphong.vn.
  • D. Sưu tầm.

Câu 6: Khi sử dụng một bài hát không rõ tên tác giả, em sẽ ghi nguồn như thế nào?

  • A. Không ghi nguồn.
  • B. Tác giả: Không rõ.
  • C. Người sưu tầm: Tên em.
  • D. Sưu tầm.

Câu 7: Khi thấy một bạn đang đọc nhật kí của người khác, em cần thể hiện thái độ như thế nào?

  • A. Nói bạn không được làm như vậy và đi ra chỗ khác.
  • B. Thể hiện rõ thái độ không đồng tình, góp ý, nhắc nhở để bạn không làm như vậy nữa.
  • C. Không phải nhật kí của mình nên không quan tâm.
  • D. Đọc cùng bạn.

Câu 8: Em đồng tình với tình huống nào sau đây?

  • A. Nghe người khác nói chuyện riêng.
  • B. Thay đổi thông tin tác giả khi ghi nguồn thông tin.
  • C. Xin phép trước khi chia sẻ hình ảnh của người khác.
  • D. Tự ý xem vở bài tập của bạn khác.

Câu 9: Em không đồng tình với tình huống nào sau đây?

  • A. Sử dụng những thông tin đã qua kiểm chứng, có bản quyền.
  • B. Xin phép trước khi xem vở của bạn.
  • C. Không chia sẻ thông tin cá nhân với người lạ.
  • D. Bàn luận về chuyện riêng của người khác.

Câu 10: Phương án nào sau đây là dấu hiệu của bản quyền?

  • A. ℃.
  • B. ®️.
  • C. №.
  • D. ✓.

Câu 11: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, khái niệm "quyền sở hữu trí tuệ" được định nghĩa như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Vậy theo em, đối tượng của quyền tác giả là gì?

  • A. Sáng chế.
  • B. Vật liệu nhân giống.
  • C. Bản ghi âm.
  • D. Nghệ thuật.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác