Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một hộp sữa ông thọ có khối lượng 397g và thể tích 320cm3. Khối lượng riêng của sữa trong hộp là?
- A. 1250kg/m3
B. 1240kg/m3
- C. 1240g/cm3
- D. 1250g/cm3
Câu 2: Thể tích của 3,2kg nước là?
- A. 32 lít
- B. 0,32 m3
- C. 0,032 m3
D. 3,2 dm3
Câu 3: Trọng lượng riêng của rượu là bao nhiêu? (Biết 2m3 rượu có khối lượng 1580kg)
- A. 79N/m3
- B. 7900kg/m3
- C. 790N/m3
D. 7900N/m3
Câu 4: Một thỏi nhôm đặc hình trụ cao 20cm, bán kính đáy 2cm. Tính khối lượng của thỏi nhôm? (Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7g/cm3)
- A. 615,12g
B. 578,24g
- C. 659,54g
- D. 674,11g
Câu 5: Một vật khác có thể tích 30cm3 được treo vào một lực kế, lực kế chỉ 23,4N. Tính khối lượng riêng của vật liệu dùng làm vật đó?
- A. 19,3g/cm3
B. 7,8g/cm3
- C. 1g/cm3
- D. 0,79g/cm3
Câu 6: Hoà tan 50g muối vào 0,05dm3 nước. Khối lượng riêng của nước muối là?
- A. 1000kg/m3
B. 1100kg/m3
- C. 1200kg/m3
- D. 1300kg/m3
Câu 7: Lấy 2 lít một chất lỏng nào đó pha trộn với 3 lít nước được một hỗn hợp có khối lượng riêng là 900 kg/m3. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Khối lượng riêng của chất lỏng đó là bao nhiêu?
- A. 790kg/m3
- B. 770kg/m3
C. 750kg/m3
- D. 730kg/m3
Câu 8: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau.
A. Lực đẩy Acsimet mà chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong đó có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- B. Lực đẩy Acsimet mà chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong đó có độ lớn bằng trọng lượng của chất lỏng.
- C. Lực đẩy Acsimet mà chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong đó có độ lớn lớn hơn trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- D. Lực đẩy Acsimet mà chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong đó có độ lớn bé hơn trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 9: Lực đẩy Acsimet không chỉ xuất hiện trong chất lỏng và còn xuất hiện trong?
- A. Chất rắn.
B. Chất khí.
- C. Chỉ xuất hiện trong chất lỏng.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 10: Khi một vật được đặt trong chất lỏng, nó sẽ chịu một lực hướng thẳng từ dưới lên. Tên gọi của lực đó là?
- A. Trọng lực.
- B. Lực ma sát.
C. Lực đẩy Acsimet.
- D. Lực kéo.
Câu 11: Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng
A. Đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó.
- B. Đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó. Có đơn vị là (N/m).
- C. Đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.
- D. Luôn có giá trị âm.
Câu 12: Momen của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho?
- A. Tác dụng kéo của lực.
B. Tác dụng làm quay của lực.
- C. Tác dụng uốn của lực.
- D. Tác dụng nén của lực.
Câu 13: Tác dụng là quay vật của một lực không phụ thuộc vào
- A. cánh tay của đòn lực.
- B. độ lớn của lực.
- C. vị trí của trục quay.
D. điểm đặt của lực.
Câu 14: Có mấy cách làm tăng tác dụng làm quay của lực?
- A. 1 cách
- B. 2 cách
C. 3 cách
- D. 4 cách
Câu 15: Mômen lực xuất hiện khi nào?
- A. Khi ta tác động một lực lên vật.
- B. Khi ta tác động một lực lên vật làm thay đổi vận tốc của vật.
C. Khi ta tác động một lực làm vật quay tại một điểm cố định.
- D. Khi ta tác động một lực lớn theo phương thẳng đứng lên vật.
Câu 16: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?
- A. Cái cầu thang gác
B. Mái chèo
- C. Thùng đựng nước
- D. Quyển sách nằm trên bàn
Câu 17: Đòn bẩy có thể làm thay đổi:
- A. chiều tác dụng của lực.
B. hướng tác dụng của lực.
- C. thay đổi lực kéo của vật (tăng lực kéo hoặc đẩy vật)
- D. tác dụng của lực.
Câu 18: Đòn bẩy có thể chia thành mấy loại?
- A. 2 loại dựa trên vị trí của vật và lực tác dụng.
B. 3 loại dựa trên vị trí của vật, vị trí tác dụng lực và điểm tựa.
- C. 4 loại dựa trên vị trí của vật, vị trí tác dụng lực, lực tác dụng và điểm tựa.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 19: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?
- A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
- C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
- D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.
Câu 20: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cái tua vít
- B. Cái kìm
- C. Cái bập bênh
- D. Cái mở nút chai
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 cánh diều cuối học kì 1
Bình luận