Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lò nung trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?
- A. Thực hiện công.
B. Truyền nhiệt.
- C. Phát ra các tia nhiệt.
- D. Không trao đổi năng lượng.
Câu 2: Đáp án nào sau đây là đúng.
- A. Lực là đại lượng vectơ nên công cũng là đại lượng vectơ.
- B. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của vật.
C. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
- D. Một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật.
Câu 3: Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?
- A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
- B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.
C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
- D. Các phương án trên đều không đúng.
Câu 4: Cơ năng của một vật bằng
- A. hiệu của động năng và thế năng của vật.
- B. hiệu của thế năng và động năng của vật.
C. tổng động năng và thế năng của vật.
- D. tích của động năng và thế năng của vật.
Câu 5: Chọn phát biểu sai?
- A. Đơn vị của lực là niutơn (N).
- B. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
C. Luôn có thể phân tích lực theo hai phương bất kì.
- D. Phân tích lực là phép làm ngược lại với tổng hợp lực.
Câu 6: Cánh tay đòn của lực là
A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
- C. khoảng cách từ vật đến giá của lực.
- D. khoảng cách từ trục quay đến vật.
Câu 7: Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 600 N. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 600 N.
- A.
- B.
- C.
D.
Câu 8: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Moment của ngẫu lực là:
- A. 100 N.m.
- B. 2,0 N.m.
- C. 0,5 N.m.
D. 1,0 N.m.
Câu 9: Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì
A. thế năng cực tiểu.
- B. thế năng cực đại.
- C. cơ năng cực đại.
- D. cơ năng bằng 0.
Câu 10: Động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu khối lượng của vật tăng gấp đôi và tốc độ của vật giảm còn một nửa?
- A. Không đổi.
B. Giảm 2 lần.
- C. Tăng 2 lần.
- D. Giảm 4 lần.
Câu 11: Va chạm đàn hồi và va chạm mềm khác nhau ở điểm nào sau đây?
- A. Hệ va chạm đàn hồi có động lượng bảo toàn còn va chạm mềm thì động lượng không bảo toàn.
B. Hệ va chạm đàn hồi có động năng không thay đổi còn va chạm mềm thì động năng thay đổi.
- C. Hệ va chạm mềm có động năng không thay đổi còn va chạm đàn hồi thì động năng thay đổi.
- D. Hệ va chạm mềm có động lượng bảo toàn còn va chạm đàn hồi thì động lượng không bảo toàn.
Câu 12: Cho hai vật va chạm trực diện với nhau, sau va chạm, hai vật dính liền thành một khối và chuyển động với cùng vận tốc. Động năng của hệ ngay trước và sau va chạm lần lượt là và . Biểu thức nào dưới đây là đúng?
- A. =
- B. <
C. >
- D. =
Câu 13: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm vứi một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Coi va chạm giữa hai vật là mềm. Sau va chạm, hai vật dính nhau và chuyển động với cùng vận tốc?
- A. 2 m/s.
B. 1 m/s.
- C. 3 m/s.
- D. 4 m/s.
Câu 14: Lò xo không bị biến dạng khi nào?
- A. dùng tay kéo dãn lò xo
- B. dùng tay ép chặt lò xo
C. dùng tay nâng lò xo lên
- D. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo
Câu 15: Hợp lực F của hai lực và lực có độ lớn N; lực F tạo với hướng của lực góc và = 8 N. Xác định hướng và độ lớn của lực
A. vuông góc với lực và
- B. vuông góc với lực và
- C. cùng phương ngược chiều với và
- D. cùng phương ngược chiều với và
Câu 16: Người ta kéo một cái thùng nặng 30 kg trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc , lực tác dụng lên dây là 150 N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 10 m.
A. 1060 J.
- B. 10,65 J.
- C. 1000 J.
- D. 1500 J.
Câu 17: Một người nhấc một vật có m = 2 kg lên độ cao 2 m rồi mang vật đi ngang được một độ dịch chuyển 10 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy .
A. 40 J.
- B. 2400 J.
- C. 120 J.
- D. 1200 J.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất?
- A. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.
- B. Hiệu suất đặc trưng cho mức độ hiệu quả của động cơ.
- C. Hiệu suất của động cơ được xác định bằng tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ.
D. Hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào.
Câu 19: Một máy bơm nước mỗi phút có thể bơm được 900 lít nước lên bể nước ở độ cao 10 m. Khối lượng riêng của nước 1 kg/lít. Lấy . Nếu hiệu suất của máy bơm chỉ là 75 % thì công suất máy bơm bằng?
- A. 1500 W.
- B. 1200 W.
- C. 1800 W.
D. 2000 W.
Câu 20: Hai điểm A, B nằm trên cùng bán kính của một vô lăng đang quay đều cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài có vận tốc = 0,6 m/s, còn điểm B có vận tốc = 0,2 m/s. Tính vận tốc góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay.
A. 2 (rad/s); 0,1 m.
- B. 1 (rad/s); 0,2 m.
- C. 3 (rad/s); 0,2 m.
- D. 0,2 (rad/s); 3 m.
Câu 21: Treo một vật khối lượng 200 g vào một lò xo thì lò xo có chiều dài 34 cm. Tiếp tục treo thêm vật khối lượng 100 g vào thì lúc này lò xo dài 36 cm. Lấy . Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là:
- A. 33 cm và 50 N/m.
- B. 33 cm và 40 N/m.
C. 30 cm và 50 N/m.
- D. 30 cm và 40 N/m.
Câu 22: Một quả cầu khối lượng 2 kg chuyển động với tốc độ 3 m/s tới va chạm đàn hồi xuyên tâm vào quả cầu thứ hai khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s ngược chiều với quả thứ nhất. Xác định vận tốc của hai quả cầu sau va chạm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu thứ nhất.
A. = - 1,8 m/s; = 2,2 m/s
- B. = 0,8 m/s; = 2,2 m/s
- C. = 0,8 m/s; = 0,2 m/s
- D. = 0,8 m/s; = - 2,2 m/s
Câu 23: Hai vật nhỏ có khối lượng khác nhau ban đầu ở trạng thái nghỉ. Sau đó, hai vật đồng thời chịu tác dụng của ngoại lực không đổi có độ lớn như nhau và bắt đầu chuyển động. Sau cùng một khoảng thời gian, điều nào sau đây là đúng?
- A. Động năng của hai vật như nhau.
- B. Vật có khối lượng lớn hơn có động năng lớn hơn.
C. Vật có khối lượng lớn hơn có động năng nhỏ hơn.
- D. Không đủ dữ kiện để so sánh.
Câu 24: Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 10 m so với mặt hồ. Lấy . Tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m là:
- A. 14,14 m/s.
- B. 8,94 m/s.
C. 10,84 m/s.
- D. 7,7 m/s.
Câu 25: Một người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 40 N cách mặt đất 1,2 m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được trong thời gian ôm sách là
- A. 0,4 W.
B. 0 W.
- C. 24 W.
- D. 48 W.
Bình luận