Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Độ lớn của hợp lực hai lực đồng quy hợp với nhau góc α thỏa mãn biểu thức nào?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Phân tích lực là phép

  • A. tổng hợp hai lực song song, cùng chiều.
  • B. phân tích một lực thành hai lực song song, ngược chiều.
  • C. thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy.
  • D. phân tích một lực thành nhiều lực bất kì.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng?

  • A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
  • B. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
  • C. Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn.
  • D. Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là calo.

Câu 4: Thế năng trọng trường của một vật có giá trị

  • A. luôn dương.
  • B. luôn âm.
  • C. khác 0.
  • D. có thể dương, có thể âm hoặc bằng 0.

Câu 5: Khẳng định nào sau đây là không đúng trong trường hợp hai vật cô lập va chạm mềm với nhau?

  • A. Năng lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
  • B. Cơ năng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
  • C. Động lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
  • D. Trong quá trình va chạm, hai vật chịu lực tác dụng như nhau về độ lớn.

Câu 6: Chọn đáp án đúng. Va chạm mềm

  • A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.
  • B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.
  • C. động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.
  • D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.

Câu 7: Trong va chạm đàn hồi, tổng động năng của các vật thay đổi như thế nào?

  • A. Tăng lên.
  • B. Giảm đi.
  • C. Không thay đổi.
  • D. Ban đầu tăng sau đó giảm.

Câu 8: Vật 1 khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v0 đến va chạm đàn hồi với vật 2 có cùng khối lượng và đang đứng yên. Nếu khối lượng vật 2 tăng lên gấp đôi thì động năng của hệ sau va chạm

  • A. không đổi.
  • B. tăng 2 lần.
  • C. giảm 1,5 lần.
  • D. tăng 1,5 lần.

Câu 9: Động năng là một đại lượng

  • A. có hướng, luôn dương.
  • B. có hướng, không âm.
  • C. vô hướng, không âm.
  • D. vô hướng, luôn dương.

Câu 10: Có hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

  • A. 25 N.
  • B. 15 N.
  • C. 2 N.
  • D. 1 N.

Câu 11: Một ô tô khối lượng 1200 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô bằng:

  • A. 1,2.TRẮC NGHIỆM (J)
  • B. 2,4.TRẮC NGHIỆM (J)
  • C. 1,2.TRẮC NGHIỆM (J)
  • D. 2,4 TRẮC NGHIỆM (J)

Câu 12: Chuyển động nào sau đây có thể xem như là chuyển động tròn đều?

  • A. Chuyển động của một vật được ném xiên từ mặt đất.
  • B. Chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng của một vật được buộc vào một dây có chiều dài cố định.
  • C. Chuyển động của một vệ tinh nhân tạo có vị trí tương đối không đổi đối với một điểm trên mặt đất (vệ tinh địa tĩnh).
  • D. Chuyển động của một quả táo khi rời ra khỏi cành cây.

Câu 13: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích

  • A. tăng lực ma sát.     
  • B. giới hạn vận tốc của xe.
  • C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.
  • D. giảm lực ma sát.

Câu 14: Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 15 N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40 N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra moment lực cần thiết là bao nhiêu?

  • A. 0,38 m.
  • B. 0,33 m.
  • C. 0,21 m.
  • D. 0,6 m.

Câu 15: Trên hai đĩa của một cân thăng bằng, người ta đặt hai đồng hồ cát giống hệt nhau có cùng trọng lượng. Cân ở trạng thái cân bằng, người ta nhanh tay lật ngược một trong hai đồng hồ cát, hiện tượng xảy ra tiếp theo là

  • A. cân bên đồng hồ cát bị lật sẽ nghiêng xuống.
  • B. cân bên đồng hồ cát không bị lật sẽ nghiêng xuống.
  • C. cân vẫn thăng bằng.
  • D. cân bị nghiêng về phía đồng hồ cát không bị lật, sau khi cát chảy hết thì cân nghiêng về phía còn lại.

Câu 16: Cho hai lực TRẮC NGHIỆM song song cùng chiều nhau, cách nhau một đoạn 20 cm, với TRẮC NGHIỆM và có hợp lực F = 25 N. Xác định lực TRẮC NGHIỆM và cách hợp lực một đoạn là bao nhiêu?

  • A. TRẮC NGHIỆM, TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM, TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM, TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM, TRẮC NGHIỆM

Câu 17: Một con ngựa kéo một chiếc xe đi với vận tốc 14,4 km/h trên đường nằm ngang. Biết lực kéo có độ lớn F = 500 N và hợp với phương nằm ngang góc TRẮC NGHIỆM. Tính công của con ngựa trong 30 phút. Coi xe chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động

  • A. 3117691,454 (J)
  • B. 3117,6. TRẮC NGHIỆM (J)
  • C. 301. TRẮC NGHIỆM (J)
  • D. 301,65. TRẮC NGHIỆM (J)

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất?

  • A. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.
  • B. Hiệu suất đặc trưng cho mức độ hiệu quả của động cơ.
  • C. Hiệu suất của động cơ được xác định bằng tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ.
  • D. Hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào.

Câu 19: Một máy bay khối lượng 3000 kg khi cất cánh phải mất 80 s để bay lên tới độ cao 1500 m. Lấy TRẮC NGHIỆM. Công suất của động cơ máy bay gần giá trị nào sau đây nhất?

  • A. 650 kW.
  • B. 560 kW.
  • C. 551 kW.
  • D. 720 kW.

Câu 20: Một vật nhỏ khối lượng 250 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,2 m. Biết trong 1 phút vật quay được 120 vòng. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là

  • A. 47,3 N.
  • B. 3,8 N.
  • C. 4,5 N.
  • D. 46,4 N.

Câu 21: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 28 cm, khi bị biến dạng nén chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.

  • A. 4 cm.
  • B. - 4 cm.
  • C. 52 cm.
  • D. 30 cm.

Câu 22: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo giãn vượt quá chiều dài 30 cm. Lực đàn hồi cực đại của lò xo bằng

  • A. 10 N.
  • B. 100 N.
  • C. 7,5 N.
  • D. 1 N.

Câu 23: Một người có khối lượng TRẮC NGHIỆM= 50 kg đang chạy với vận tốc TRẮC NGHIỆM= 3 kg thì nhảy lên một toa xe khối lượng TRẮC NGHIỆM = 150 kg chạy trên đường ray nằm ngang song song ngang qua người đó với TRẮC NGHIỆM= 2 m/s. Tính vận tốc của toa xe sau khi người đó nhảy lên nếu ban đầu toa xe và người chuyển động cùng chiều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

  • A. 2,5 m/s.
  • B. 3 m/s.
  • C. 2,25 m/s.
  • D. 5 m/s.

Câu 24: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 4 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Cho TRẮC NGHIỆM. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng

  • A. 0,4 m.
  • B. 0,8 m.
  • C. 0,6 m.
  • D. 2 m.

Câu 25: Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ điểm A đến điểm B. Biết điểm A có độ cao lớn hơn điểm B là 10 m. Giả sử lực cản là không đáng kể. Lấy TRẮC NGHIỆM. Động năng của vận động viên này khi đến vị trí B là bao nhiêu?

  • A. 6.TRẮC NGHIỆM J.
  • B. 3.TRẮC NGHIỆM J.
  • C. 60 J.
  • D. Không xác định được vì còn phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác