Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm:
A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
- B. vật chất và năng lượng.
- C. vật chất.
- D. năng lượng.
Câu 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của một vật được ném ngang
- A. Độ cao tại vị trí ném.
- B. Tốc độ ban đầu.
- C. Góc ném ban đầu.
D. Cả độ cao và tốc độ ban đầu.
Câu 3: Chuyển động thẳng đều là
A. chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ tức thời không đổi theo thời gian.
- B. chuyển động có tốc độ tức thời không đổi theo thời gian.
- C. chuyển động có tốc độ tức thời thay đổi theo thời gian.
- D. chuyển động có tốc độ trung bình thay đổi theo thời gian.
Câu 4: Biển báo sau có ý nghĩa gì?
- A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
- B. Chất phóng xạ.
C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.
- D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
Câu 5: Một xe đi đoạn đường đầu với tốc độ
, đi đoạn còn lại với
. Tính tốc độ trung bình của xe trên cả quãng đường.
- A. 5 m/s.
- B. 25 m/s.
C. 18 m/s.
- D. 10 m/s.
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất. Phương pháp nghiên cứu của Vật lí gồm
- A. phương pháp thực nghiệm.
- B. phương pháp lí thuyết.
C. cả phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Hai phương pháp hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.
- D. cả phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Hai phương pháp hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp lí thuyết có tính quyết định.
Câu 7: Kết quả đúng số chữ số có nghĩa của phép tính sau: (250 - 23,1.0,3451)+0,1034-4,56
- A. 237,57159.
B. 237.
- C. 237,5.
- D. 237,57.
Câu 8: Giá trị nào sau đây có 2 chữ số có nghĩa (CSCN)?
- A. 201 m.
- B. 0,02 m.
- C. 20 m.
D. 210 m.
Câu 9: Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng
- A. đi qua gốc tọa độ.
B. song song với trục hoành.
- C. bất kì.
- D. song song với trục tung.
Câu 10: Một thuyền đi từ bến A đến bến B cách nhau 6 km rồi lại trở về A. Biết rằng tốc độ của thuyền trong nước yên lặng là 5 km/h, tốc độ nước chảy là 1 km/h. Tính thời gian chuyển động của thuyền.
A. 2 giờ 30 phút.
- B. 2 giờ.
- C. 1 giờ.
- D. 1,5 giờ.
Câu 11: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu?
A. s = 500 m và d = 500 m.
- B. s = 200 m và d = 200 m.
- C. s = 500 m và d = 200 m.
- D. s = 200 m và d = 300 m.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc?
- A. Bạn Nam đi từ nhà đến trường với vận tốc 10 km/h.
B. Xe ô tô đi từ A đến B theo hướng Bắc với tốc độ 40 km/h.
- C. Mỗi giờ, con ốc sên đi được 100 cm.
- D. Con báo đuổi theo con ninh dương một đoạn là 3 km theo hướng Nam.
Câu 13: Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A đi đến tỉnh B, rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển, so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu?
A. 0.
- B. AB.
- C. 2AB.
- D.
Câu 14: Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp?
(1) Dùng thước đo chiều cao.
(2) Dùng cân đo cân nặng.
(3) Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước.
(4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe.
A. (1), (2).
- B. (1), (2), (4).
- C. (2), (3), (4).
- D. (2), (4).
Câu 15: Trong một số phương tiên giao thông như máy bay, xe đua, gia tốc tức thời được đo trực tiếp bằng dụng cụ nào?
- A. Tốc kế
B. Gia tốc kế
- C. Đồng hồ
- D. Tốc kế hoặc gia tốc kế
Câu 16: Một xe máy đang đứng yên, sau đó khởi động và bắt đầu tăng tốc. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. a > 0, v > 0.
- B. a < 0, v < 0.
- C. a > 0, v < 0.
- D. a < 0, v > 0.
Câu 17: Vật A có khối lượng gấp hai lần vật B. Ném hai vật theo phương ngang với cùng tốc độ đầu ở cùng một vị trí. Nếu bỏ qua mọi lực cản thì
- A. vị trí chạm đất của vật A xa hơn vị trí chạm đất của vật B.
- B. vị trí chạm đất của vật B xa hơn vị trí chạm đất của vật A.
C. vật A và B rơi cùng vị trí.
- D. chưa đủ dữ kiện để đưa ra kết luận về vị trí của hai vật.
Câu 18: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc . Lấy
sau khi ném 2 s phương của vận tốc và phương ngang hợp với nhau một góc
- A.
- B.
- C.
D.
Câu 19: Hai xe A và B cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu xe A có gắn mộ lò xo nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi buông nhẹ để hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Tính từ lúc thả tay, xe A và B đi được quãng đường lần lượt là 1 m và 2 m trong cùng một khoảng thời gian. Biết lực cản của môi trường tỉ lệ với khối lượng của xe. Tỉ số khối lương của xe A và xe B là?
A. 2.
- B. 0,5.
- C. 4.
- D. 0,25.
Câu 20: Xét hai xe A và B chuyển động cùng nhau vào hầm Thủ Thiêm dài 1 490 m. Xe A chuyển động với tốc độ ban đầu trước khi vào hầm là 60 km/h và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 144 km/h2, xe B chuyển động chậm dần đều với gia tốc 120 km/h2 từ lúc bắt đầu chạy vào hầm với tốc độ 55 km/h. Nhận định nào sau đây là đúng về thời gian chuyển động của hai xe trong hầm?
- A. Hai xe đi hết hầm Thủ Thiêm cùng một khoảng thời gian.
- B. Xe B ra khỏi hầm trước xe A.
C. Xe A ra khỏi hầm trước xe B.
- D. Dữ liệu bài toán không đủ kết luận.
Câu 21: Hai bạn Quyên và Thủy đi xe đạp đến trường, coi là đường thẳng với vận tốc ,
. Xác định độ lớn vận tốc của Quyên so với Thủy khi hai xe chuyển động ngược chiều.
- A. 9 km/h.
- B. 12 km/h.
C. 21 km/h.
- D. 3 km/h.
Câu 22: Để xác định thời gian đi của bạn A trong quang đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ta có bảng số liệu dưới đây:
Lần đo | 1 | 2 | 3 |
Thời gian | 35,20 | 36,15 | 35,75 |
Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu?
- A. 0,30 s
- B. 0,31 s
- C. 0,32 s
D. 0,33 s
Câu 23: Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10 m/s trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy . Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.
- A. 20 m.
B. 50 m.
- C. 100 m.
- D. 500 m.
Câu 24: Một người đi xe đạp trên đoạn đường nằm ngang thì hãm phanh, xe đi thêm 10 m trong 5 s thì dừng. Khối lượng của xe và người là 100 kg. Tìm độ lớn vận tốc khi hãm và lực hãm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.
A. 4 m/s và -80 N.
- B. 4 m/s và 80 N.
- C. 2 m/s và -80 N.
- D. 2 m/s và 80 N.
Câu 25: Một ô tô chạy thẳng đều với tốc độ 40 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Tính gia tốc của xe, biết rằng sau khi tăng ga chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt tốc độ 60 km/h.
- A. 1500
B. 1000
- C. 2000
- D. 1800
Bình luận