Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính vận tốc tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Chọn đáp án đúng. Thứ nguyên của khối lượng riêng là

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 3: Quỹ đạo của vật ném ngang trong hệ tọa độ Oxy là

  • A. một nhánh của đường Parabol.
  • B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
  • C. là đường thẳng vuông góc với trục Oy.
  • D. là đường thẳng vuông góc với trục Ox.

Câu 4: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

  • A. trọng lượng.
  • B. khối lượng.
  • C. vận tốc.
  • D. lực.

Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất. Mục tiêu của Vật lí là:

  • A. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
  • B. khám phá ra các quy luật chuyển động.
  • C. khám phá năng lượng của vật chất ở nhiều cấp độ.
  • D. khám phá ra quy luật chi phối sự vận động của vật chất.

Câu 6: Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?

  • A. Không cầm vào phích cắm điện mà cầm vào dây điện để rút phích điện.
  • B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
  • C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
  • D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.

Câu 7: Chọn đáp án đúng

  • A. Vận tốc trung bình là đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện được độ dịch chuyển đó.
  • B. là đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh chậm của chuyển động.
  • C. là đại lượng đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.
  • D. là đại lượng vectơ đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.

Câu 8: Hai đầu máy xe lửa cùng chạy trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 80 km/h và 60 km/h. Tính vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai biết hai đầu máy chạy ngược chiều.

  • A. 100 km/h.
  • B. 20 km/h.
  • C. 50 km/h.
  • D. 140 km/h.

Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất. Mục tiêu của Vật lí là:

  • A. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
  • B. khám phá ra các quy luật chuyển động.
  • C. khám phá năng lượng của vật chất ở nhiều cấp độ.
  • D. khám phá ra quy luật chi phối sự vận động của vật chất.

Câu 10: Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc với các nguồn phóng xạ?

A. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì.

B. Ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc có chứa chất phóng xạ.

C. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.

D. Đổ rác thải phóng xạ tại các khu tập trung rác thải sinh hoạt.

E. Kiểm tra sức khỏe định kì.

  • A. A, C, E
  • B. A, C, D
  • C. B, D
  • D. C, D, E

Câu 11: Kết quả của phép đo là v = 3,41 ± 0,12 (m/s). Sai số tỉ đối của phép đo là

  • A. 3,51%
  • B. 3,52%
  • C. 3,53%
  • D. 3,54%

Câu 12: Vật nào sau đây được coi là chất điểm?

  • A. Một xe máy đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội.
  • B. Một xe ô tô khách loại 45 chỗ ngồi chuyển động từ giữa sân trường ra cổng trường.
  • C. Một bạn học sinh đi từ nhà ra cổng.
  • D. Một bạn học sinh đi từ cuối lớp lên bục giảng.

Câu 13: ‘‘Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?

  • A. Vật làm mốc.
  • B. Mốc thời gian.
  • C. Thước đo và đồng hồ.
  • D. Chiều dương trên đường đi.

Câu 14: Một người ngồi trên xe đi từ TP HCM ra Đà Nẵng, nếu lấy vật làm mốc là tài xế đang lái xe thì vật chuyển động là:

  • A. Xe ô tô.
  • B. Cột đèn bên đường.
  • C. Bóng đèn trên xe.
  • D. Hành khách đang ngồi trên xe. 

Câu 15: Chuyển động chậm dần là chuyển động có

  • A. a > 0
  • B. a < 0
  • C. a.v > 0
  • D. a.v < 0

Câu 16: Chọn đáp án sai. Nêu một số ứng dụng của lực ma sát trong đời sống.

  • A. lực ma sát xuất hiện khi ta mài dao.
  • B. lực ma sát xuất hiện trong ổ bi của trục máy khi hoạt động.
  • C. lực ma sát xuất hiện khi hành lí di chuyển trên băng chuyền .
  • D. lực ma sát xuất hiện trong nồi áp suất giúp ta ninh chín thức ăn.

Câu 17: Một vật chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung đều sẽ chịu tác dụng của lực cản. Xét một viên bi thép có khối lượng 1 g đang ở trạng thái nghỉ được thả rơi trong dầu. Người ta khảo sát chuyển động của viên bi trong dầu và vẽ đồ thị tốc độ theo thời gian của viên bi như hình vẽ. Cho biết lực đẩy Archimecdes có độ lớn là TRẮC NGHIỆM N và lấyTRẮC NGHIỆM. Độ lớn lực cản của dầu tác dụng lên viên bi sau thời điểm TRẮC NGHIỆM là:

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 18: Trong tiết học Vật lí, ba bạn Mi, Hiếu và Đức tranh luận về thời gian rơi của vật chuyển động ném ngang so với vật thả rơi tự do khi ở cùng một độ cao và bỏ qua mọi lực cản. Bạn Mi cho rằng: “Khi ném một vật theo phương ngang thì vật sẽ chuyển động lâu hơn so với việc thả vật rơi tự do vì khi ném ngang, vật sẽ đi quãng đường dài hơn”. Bạn Hiếu lại có ý kiến khác: “Thời gian rơi của hai vật là bằng nhau vì trong cả hai trường hợp, tính chất chuyển động của vật theo phương thẳng đứng là như nhau”. Còn bạn Đức thì cho rằng: “Thời gian rơi khi vật chuyển động ném ngang còn phụ thuộc vào vận tốc ban đầu nên không thể kết luận về thời gian rơi trong hai trường hợp”. Theo em, bạn nào đã đưa ra ý kiến đúng?

  • A. Bạn Mi.
  • B. Bạn Hiếu.
  • C. Bạn Đức.
  • D. Cả ba bạn đều không chính xác.

Câu 19: Quan sát đồ thị (v - t) trong hình của một vật đang chuyển động thẳng và cho biết quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian nào là lớn nhất?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 1 s.
  • B. Trong khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s.
  • C. Trong khoảng thời gian từ 2 s đến 3 s.
  • D. Trong khoảng thời gian từ 3 s đến 4 s.

Câu 20: Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với tốc độ trung bình là 20 km/h, trong nửa thời gian của thời gian còn lại đi với tốc độ trung bình là 10 km/h, sau cùng dắt bộ với tốc độ trung bình là 5 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường.

  • A. 15,3 km/h.
  • B. 10,9 km/h.
  • C. 12 km/h.
  • D. 9 km/h.

Câu 21: Một vật khối lượng 2 kg được treo vào đầu một sợi dây, đầu kia cố định. Biết vật ở trạng thái cân bằng. Tính lực căng dây. Lấy TRẮC NGHIỆM.

  • A. 15 N.
  • B. 10 N.
  • C. 40 N.
  • D. 20 N.

Câu 22: Một quả bóng, khối lượng 500 g bay với tốc độ 20 m/s đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng và bay ngược lại với tốc độ 15 m/s. Thời gian va đập là 0,02 s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn bằng bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều bóng đập vào tường.

  • A. 875 N.
  • B. 500 N.
  • C. 1000 N.
  • D. 200 N.

Câu 23: Vật ở độ cao 10 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu TRẮC NGHIỆM theo phương ngang. Nếu thay đổi độ cao ném vật thêm 10 m nữa thì thời gian rơi của vật cho đến khi chạm đất là bao nhiêu? Lấy TRẮC NGHIỆM.

  • A. 1 s
  • B. TRẮC NGHIỆM s
  • C. 2 s
  • D. TRẮC NGHIỆM s

Câu 24: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu?  Lấy TRẮC NGHIỆM.

  • A. 9,7 km.
  • B. 8,6 km.
  • C. 8,2 km.
  • D. 8,9 km.

Câu 25: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.

  • A. 400 m.
  • B. 500 m.
  • C. 120 m.
  • D. 600 m.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác