Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn đáp án đúng. Thứ nguyên của vận tốc là:

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 3: Gia tốc là

  • A. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian.
  • B. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động.
  • C. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nhanh chậm của tốc độ theo thời gian.
  • D. đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên về hướng của vận tốc.

Câu 4: Tác dụng của lực là:

  • A. làm vật bị biến dạng hoặc làm thay đổi chuyển động của vật.
  • B. nguyên nhân của chuyển động.
  • C. chỉ có tác dụng làm thay đổi chuyển động của vật.
  • D. không có lực vật không chuyển động được.

Câu 5: Tốc độ trung bình bằng độ lớn vận tốc trung bình khi nào?

  • A. luôn luôn bằng nhau.
  • B. khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều.
  • C. khi vật chuyển động thẳng.
  • D. khi vật không đổi chiều chuyển động.

Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất. Phương pháp nghiên cứu của Vật lí gồm

  • A. phương pháp thực nghiệm.
  • B. phương pháp lí thuyết.
  • C. cả phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Hai phương pháp hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.
  • D. cả phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Hai phương pháp hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp lí thuyết có tính quyết định.

Câu 7: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật Lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

  • A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
  • B. Khởi động hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
  • C. Quan sát các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
  • D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.

Câu 8: Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với tốc độ trung bình là 20 km/h, trong nửa thời gian của thời gian còn lại đi với tốc độ trung bình là 10 km/h, sau cùng dắt bộ với tốc độ trung bình là 5 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường.

  • A. 15,3 km/h.
  • B. 10,9 km/h.
  • C. 12 km/h.
  • D. 9 km/h.

Câu 9: Chọn đáp án sai. Nêu một số ứng dụng của lực ma sát trong đời sống.

  • A. lực ma sát xuất hiện khi ta mài dao.
  • B. lực ma sát xuất hiện trong ổ bi của trục máy khi hoạt động.
  • C. lực ma sát xuất hiện khi hành lí di chuyển trên băng chuyền .
  • D. lực ma sát xuất hiện trong nồi áp suất giúp ta ninh chín thức ăn.

Câu 10: Nêu các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí?

  • A. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
  • B. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.
  • C. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát và suy luận.
  • D. Phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.

Câu 11: Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào sau đây?

  • A. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
  • B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.
  • C. Sử dụng bình để dập đám cháy quần áo trên người.
  • D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước.

Câu 12: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,02. Số chữ số có nghĩa là:

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 1

Câu 13: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?

  • A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
  • B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
  • C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
  • D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

Câu 14: Một nhà du hành vũ trụ đứng trên Mặt Trăng sẽ thấy như thế nào?

  • A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng và Mặt Trời chuyển động
  • B. Mặt Trăng đứng yên, Trái Đất và Mặt Trời chuyển động
  • C. Mặt Trời đứng yên, Mặt Trăng và Trái Đất chuyển động
  • D. Trái Đất và Mặt Trời đứng yên, Mặt Trăng chuyển động

Câu 15: Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

  • A. v = 7
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. v = 5t - 4
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 16: Hình vẽ mô tả đồ thị (v t) của bốn xe ô tô A, B, C, D. Nhận định nào sau đây là đúng?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Xe C chuyển động đều, còn các xe còn lại là chuyển động biến đổi đều
  • B. Chỉ có xe C chuyển động đều và chuyển động của xe A là biến đổi đều.
  • C. Xe A và B chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.
  • D. Xe D chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.

Câu 17: Khi thả rơi hai tờ giấy giống nhau, trong đó một tờ vo tròn và một tờ được để phẳng. Chọn đáp án đúng.

  • A. Hai tờ giấy rơi nhanh chậm như nhau.
  • B. Tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng vì lực cản của không khí tác dụng lên tờ để phẳng nhiều hơn lực cản của không khí lên tờ giấy vo tròn.
  • C. Tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng vì trọng lực tác dụng lên tờ để phẳng có độ lớn lớn hơn tờ giấy vo tròn.
  • D. Tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng vì lực cản của không khí tác dụng lên tờ để phẳng ít hơn lực cản của không khi lên tờ giấy vo tròn.

Câu 18: Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hình A
  • B. Hình B
  • C. Hình C
  • D. Hình D

Câu 19: Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.

  • A. s = 13 km, d = 5 km.
  • B. s = 13 km, d = 13 km.
  • C. s = 13 km, d = 3 km.
  • D. s = 13 km, d = 9 km.

Câu 20: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là

  • A. v = 14 km/h
  • B. v = 21 km/h
  • C. v = 9 km/h
  • D. v = 5 km/h

Câu 21: Vật ở độ cao 20 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu TRẮC NGHIỆM theo phương ngang. Xác định tầm xa của vật. Lấy TRẮC NGHIỆM.

  • A. 10 m.
  • B. 20 m.
  • C. 15 m.
  • D. 25 m.

Câu 22: Một lực tác dụng vào xe trong khoảng thời gian 0,6 s thì vận tốc của xe giảm từ 8m/s đến 5 m/s. Tiếp đó tăng độ lớn của lực lên gấp đôi nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực thì trong bao lâu nữa xe dừng hẳn. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

  • A. 0,5 s.
  • B. 1 s.
  • C. 2 s.
  • D. 4 s.

Câu 23: Tại một thời điểm, ở vị trí M trên đoạn đường thẳng có xe máy A chạy qua với tốc độ 30 km/h. Sau 10 phút, cũng tại vị trí M, có xe máy B chạy qua với tốc độ 40 km/h để đuổi theo xe máy A. Giả sử hai xe máy chuyển động thẳng với tốc độ xem như không đổi. Quãng đường mà xe máy A đã đi được đến khi xe máy B đuổi kịp là bao nhiêu?

  • A. 20 km
  • B. 30 km
  • C. 40 km
  • D. 50 km

Câu 24: Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy TRẮC NGHIỆM. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì

  • A. lực căng sợi dây là 9 N và sợi dây sẽ bị đứt.
  • B. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây sẽ bị đứt.
  • C. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây không bị đứt.
  • D. lực căng sợi dây là 4,9 N và sợi dây không bị đứt.

Câu 25: Nhà của Bách và trường nằm trên cùng một con đường nên hằng ngày Bách đều đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ không đổi bằng 4 m/s (khi trời lặng gió). Trong một lần Bách đạp xe từ nhà đến trường, có một cơn gió thổi ngược chiều trong khoảng thời gian 90 s. Hình vẽ mô tả đồ thị độ dịch chuyển thời gian của Bách trong 5 phút đầu tiên. Tốc độ của gió so với mặt đất là bao nhiêu?

TRẮC NGHIỆM

  • A. 1,2 m/s.
  • B. 1,5 m/s.
  • C. 2 m/s.
  • D. 2,5 m/s.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác