Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công nghệ cảm biến trong việc kiểm soát chất lượng nông sản là ứng dụng của vật lí vào ngành nào?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Y tế.
  • C. Giao thông vận tải.
  • D. Thông tin liên lạc.

Câu 2: Trong hệ SI đơn vị đo thời gian là?

  • A. giây (s).
  • B. giờ (h).
  • C. phút (min).
  • D. một trong ba đơn vị giây (s), giờ (h), hoặc phút (min).

Câu 3: Biểu thức tính gia tốc trung bình

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 4: Quán tính là:

  • A. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động của nó.
  • B. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn lực tác dụng lên vật.
  • C. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn tốc độ chuyển động của nó.
  • D. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn gia tốc của chuyển động.

Câu 5: Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ quặt sang phải. Người ngồi trong xe bị xô về phía nào?

  • A. Bên trái.
  • B. Bên phải.
  • C. Chúi đầu về phía trước.
  • D. Ngả người về phía sau.

Câu 6: Biển báo sau có ý nghĩa gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
  • B. Chất phóng xạ.
  • C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.
  • D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.

Câu 7: Biểu thức lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật khi được đặt ở trong chất lỏng.

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 8: Chọn câu đúng

  • A. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc.
  • B. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng.
  • C. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng luôn là một đường thẳng nằm ngang.
  • D. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng song song với trục Ox.

Câu 9: Một vận động viên đã chạy 10000 m trong thời gian là 36 phút 23 giây 44. Tính tốc độ trung bình của vận động viên đó theo đơn vị là m/s.

  • A. 4,58 m/s.
  • B. 5 m/s.
  • C. 4 m/s.
  • D. 6 m/s.

Câu 10: Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này gồm các bước như sau:

  • A. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
  • B. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
  • C. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
  • D. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu.

Câu 11: Một ô tô chuyển động từ A đến B. Một nửa thời gian đầu tốc độ trung bình của xe là TRẮC NGHIỆM, nửa thời gian còn lại tốc độ trung bình của ô tô là TRẮC NGHIỆM. Tính tốc độ trung bình của ô tô trong toàn bộ khoảng thời gian chuyển động.

  • A. 40 km/h.
  • B. 100 km/h.
  • C. 20 km/h.
  • D. 50 km/h.

Câu 12: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan thể hiện ở nội dung nào sau đây?

  • A. Vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
  • B. Các quả tạ nặng khác nhau rơi đồng thời từ tầng cao của tòa tháp nghiêng ở thành phố Pi-da (Italia) nhận thấy chúng rơi đến mặt đất gần như cùng một lúc.
  • C. Một cái lông chim và một hòn bi chì rơi nhanh như nhau khi được thả rơi cùng lúc trong một ống thủy tinh đã hút hết không khí.
  • D. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.

Câu 13: Đâu không phải là ứng dụng của vật lí vào trong cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ?

  • A. Nghiên cứu và chế tạo xe ô tô điện.
  • B. Lai tạo giống cây trồng năng suất cao.
  • C. Ứng dụng đặc điểm của lazer vào việc mổ mắt.
  • D. Chế tạo pin mặt trời.

Câu 14: Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.
  • B. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng.
  • C. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ.
  • D. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

Câu 15: Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành bảng sau:

Đơn vịKí hiệuĐại lượng
kelvin(1)(2)
ampeA(3)
candelaCd(4)
  • A. (1) K; (2) Khối lượng; (3) Cường độ dòng điện; (4) Lượng chất.
  • B. (1) K; (2) Nhiệt độ; (3) Cường độ dòng điện; (4) Cường độ ánh sáng.
  • C. (1) K; (2) Nhiệt độ; (3) Cường độ dòng điện; (4) Lượng chất.
  • D. (1) K; (2) Khối lượng; (3) Cường độ dòng điện; (4) Cường độ ánh sáng.

Câu 16: Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:

Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng (1) … và nên chuyển về cùng (2) …

(3) … của một biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên.

  • A. (1) đơn vị; (2) thứ nguyên; (3) Đại lượng.
  • B. (1) thứ nguyên; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
  • C. (1) đơn vị; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
  • D. (1) thứ nguyên; (2) đơn vị; (3) Hai vế.

Câu 17: Đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe 1 và 2 được biểu diễn như Hình 4.2. Hai xe gặp nhau tại vị trí cách vị trí xuất phát của xe 2 một khoảng

TRẮC NGHIỆM

  • A. 40 km.
  • B. 30 km.
  • C. 35 km.
  • D. 70 km.

Câu 18: Chỉ ra phát biểu sai.

  • A. Vectơ độ dịch chuyển là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động.
  • B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của vật.
  • C. Khi vật đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C, rồi quay về A thì độ dịch chuyển của vật có độ lớn bằng 0.
  • D. Độ dịch chuyển có thể có giá trị âm, dương hoặc bằng không.

Câu 19: Trong các đồ thị vận tốc thời gian dưới đây, đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 20: Vật rắn nằm cân bằng như hình vẽ, góc hợp bởi lực căng của dây là TRẮC NGHIỆM. Trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết độ lớn lực căng dây là 200 N

TRẮC NGHIỆM

  • A. 103,5 N
  • B. 84 N
  • C. 200 N
  • D. 141,2 N

Câu 21: Trên đường khô ráo, một người đang lái xe với tốc độ v thì nhìn thấy đèn xanh ở xa còn 3 giây nên quyết định hãm phanh để xe chuyển động chậm dần đều. Biết sau khi hết đèn xanh, đèn vàng sẽ hiện trong 2 giây rồi đến đèn đỏ. Khi đèn vừa chuyển sang màu đỏ thì xe dừng lại.

TRẮC NGHIỆM

Khi đường trơn trượt, để đảm bảo an toàn, người lái xe hãm phanh sao cho độ lớn của tổng hợp lực khi này bằng 58 lần so với khi đường khô ráo. Hỏi người lái xe phải bắt đầu hãm phanh kể từ khi nhìn thấy đèn xanh còn lại bao nhiêu giây, ứng với tốc độ lúc hãm phanh cũng là v, để vừa dừng lại khi bắt đầu có tín hiệu đèn đỏ?

  • A. 5 s.
  • B. 6 s.         
  • C. 7 s.
  • D. 8 s.

Câu 22: Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy khỏi vách đá cao 50 m. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách chân vách đá 90 m. Lấy  TRẮC NGHIỆM, bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 23: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s thì thấy có vật cản ở trước mặt thì người đó phanh gấp. Biết khoảng cách kể từ lúc bắt đầu phanh đến chỗ vật cản là 15 m và gia tốc của xe có độ lớn là TRẮC NGHIỆM. Hỏi người đó phanh kịp không, nếu phanh kịp thì khoảng cách từ lúc dừng hẳn đến vật cản là bao nhiêu?

  • A. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 1 m
  • B. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 2 m
  • C. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 3 m
  • D. Không phanh kịp

Câu 24: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

(1) Chuyển động có tính chất tương đối.

(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.

(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.

(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.

  • A. (1), (2), (5).
  • B. (1), (3), (5).
  • C. (2), (4), (5).
  • D. (2), (3), (5).

Câu 25: Một chiếc máy bay đang bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội với tốc độ 525 km/h. Trong hôm đó, gió thổi về hướng Nam với tốc độ 36 km/h. Xem như máy bay chuyển động thẳng đều theo hướng Bắc và quãng đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội là 1160 km. Thời gian bay của máy bay trên quãng đường đó là bao nhiêu?

  • A. 2,37h
  • B. 2h
  • C. 2,38h
  • D. 2,4h

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác