Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 3 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 3 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Con hãy lựa chọn vị trí thích hợp để đặt dấu câu trong câu sau:
“Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”
A. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: “Ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”
- B. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi, con xin phép: “đi học nhóm”.
- C. Dắt xe ra cửa, tôi: “Lễ phép thưa ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”
- D. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi: “Con xin phép đi học nhóm.”
Câu 2: ếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa
Bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang
- A. Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
- B. Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
- C. Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
D. Cả A, B, C
Câu 3: Đâu là tên gọi của một loại mưa?
- A. Mưa rào
- B. Mưa phùn
- C. Gió bóng mây
D. Cả A, B đều đúng
Câu 4: Trong bài Mưa, khi trời mưa, mặt trời ở đâu?
- A. Ở nhà.
- B. Ở dưới mưa.
C. Ở trong mây.
- D. Ở dưới ruộng.
Câu 5: Trong bài Cóc kiện trời, bài đọc thể hiện khát vọng gì của nhân dân?
- A. Khát vọng hạnh phúc gia đình.
- B. Khát vọng sóng yên biển lặng.
C. Khát vọng mưa thuận gió hòa.
- D. Khát vọng bình an, hạnh phúc.
Câu 6: Trong bài Những cái tên đáng yêu, bí mật của nấm là gì?
A. Là một cây nấm
- B. Là một cái mũ
- C. Là một cái ghế
- D. Nấm không có bí mật
Câu 7: Câu thơ sử dụng hình ảnh
Cây rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tươi non
A. So sánh.
- B. Nhân hóa.
- C. Lặp từ.
- D. Cả A với B đều đúng.
Câu 8: Trong bài Cây gạo, các loài chim làm gì trên cây gạo?
- A. Làm tổ.
- B. Ăn quả.
- C. Bắt sâu.
D. Trò chuyện ríu rít.
Câu 9: Trong bài Mặt trời xanh của tôi, tình cảm của tác giả với rừng cọ là?
- A. Chán ghét.
- B. Xót xa.
C. Yêu quý.
- D. Sợ hãi.
Câu 10: Trong bài đọc Bầu trời, nhìn lên bầu trời, ta có thể thấy những gì?
- A. Những con chim đang bay.
- B. Những vòm cây xanh biếc.
- C. Những tia nắng xuyên qua đám mây trắng muốt như bông.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 11: Buổi trưa, những chú voi làm gì?
- A. Kiếm ăn.
B. Trú nắng trong cánh rừng rậm.
- C. Tắm ở quãng sông vắng.
- D. Rống rền vang.
Câu 12: Câu “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục.” thuộc kiểu câu nào dưới đây?
A. Câu khiến (để nêu đề nghị).
- B. Câu cảm (để bày tỏ cảm xúc).
- C. Câu hỏi (để hỏi).
- D. Câu khẳng định.
Câu 13: Quả hồng mà thỏ con phát hiện ra như thế nào?
A. Quả hồng chín mọng.
- B. Quả hồng sắp chín.
- C. Quả hồng vẫn còn xanh.
- D. Quả hồng sắp hỏng.
Câu 14: Trong bài Chuyện bên cửa sổ, cây cối ít dần dẫn đến điều gì?
A. Thiếu vắng bóng chim.
- B. Thiếu vắng tiếng cười đùa.
- C. Thiếu vắng ánh mặt trời.
- D. Thiếu vắng cầu vồng.
Câu 15: Trong bài Tay trái và tay phải, sau khi hối hận, tay phải đã nhận ra điều gì?
A. Tay trái rất quan trọng
- B. Tay trái không phải người bạn tốt
- C. Tay trái không quan trọng
- D. Không có đáp án đúng
Câu 16: Trong bài Mèo đi câu cá, tại sao mèo anh lại yên tâm đi ngủ?
A. Vì nghĩ đã có mèo em câu cá.
- B. Vì mèo anh quá buồn ngủ.
- C. Vì mèo anh không cần cá.
- D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 17: Trong bài Học nghề, Ước mơ của Va-li-a là gì?
- A. Diễn viên điện ảnh.
- B. Diễn viên lộn nhào.
- C. Ca sĩ.
D. Diễn viên phi ngựa.
Câu 18: Trong bài Ngày như thế nào là đẹp, giun cảm thấy thế nào với thời tiết?
- A. Thích thú
- B. Tận hưởng
C. Khó chịu
- D. Hào hứng
Câu 19: Trong bài Núi quê tôi, giữa những mảnh vườn không xuất hiện loài cây nào?
- A. Mít
- B. Sim
C. Táo
- D. Dứa
Câu 20: Trong bài Tiếng nước mình, tiếng làng làm em nhớ điều gì?
- A. Sân đình bến nước
- B. Cánh diều tuổi thơ
- C. Đồng lúa chín
D. Cả A và B
Câu 21: Trong bài Sự tích ông Đùng, bà Đùng, sự tích đã lí giải điều gì cho sông Đà?
- A. Lí giải vì sao sông ngoằn ngoèo
- B. Lí giải vì sao con sông lại có nhiều thác ghềnh
- C. Lí giải vì sao có "trăm bảy mươi thác, trăm ba mười ghềnh"
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 22: Trong bài Cùng Bác qua suối, đâu không phải bài hát nhắc đến Hồ Chí Minh?
- A. Vâng theo lời bác
- B. Trọn niềm kính yêu
- C. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
D. Quốc ca
Câu 23: Trong bài Rô - bốt ở quanh ta, Việc chế tạo ra rô-bốt thể hiện điều gì?
A. Sự phát triển của nhân loại
- B. Sự thụt lùi của nhân loại
- C. Sự mạo hiểm của nhân loại
- D. Sự bảo thủ của nhân loại
Câu 24: Trong bài Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất, túi ni lông thường bị vứt ở đâu?
- A. Trong nhà
- B. Trong thùng rác
C. Dưới biển
- D. Dưới đất
Câu 25: Trong bài Một mái nhà chung, chúng ta cần làm gì khi sống dưới mái nhà chung?
- A. Bảo vệ mái nhà chung
- B. Yêu quý mái nhà chung
- C. Giữ gìn mái nhà chung
D. Cả 3 ý trên
Bình luận