Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 3 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 3 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Em hãy tìm những từ đồng nghĩa có trong đoạn văn dưới đây
“Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán..”
A. xanh – ngọc bích – lục
- B. đỏ - đồng
- C. lá bàng – ngọn lửa xanh
- D. lá bàng mùa đông đỏ - đồng
Câu 2: Dấu gạch ngang thứ hai trong mỗi cặp câu sau đây dùng để làm gì ?
- (1) Chào bác!
- (2) Em bé nói với tôi.
- A. Đánh dấu phần chú thích trong câu
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
- C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- D. Không có tác dụng gì
Câu 3: Câu đố dưới đây nói về hiện tượng nào?
“Cầu gì không bắc ngang sông
Không trèo qua suối lại chồng lên mây?”
- A. Cầu Kiều.
B. Cầu vồng.
- C. Cầu gỗ.
- D. Cầu ngọc.
Câu 4: Trong bài Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất, tại sao mọi người lại vứt rác ra đường?
- A. Vì nghĩ rác không ảnh hưởng tới môi trường
B. Vì nghĩ sẽ có người dọn hộ
- C. Vì rác tốt cho môi trường
- D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Trong bài Rô - bốt ở quanh ta, Rô-bốt do ai tạo ra?
- A. Người ngoài hành tinh
B. Con người
- C. Thiên nhiên
- D. Không có đáp án đúng
Câu 6: Trong bài Cùng Bác qua suối, Bác Hồ và hai chú cảnh vệ lội qua suối đi đâu?
- A. Đi chơi
- B. Đi leo núi
C. Đi công tác
- D. Đi thăm thú cảnh vật
Câu 7: Trong bài Sự tích ông Đùng, bà Đùng, Lí do dòng sông Đà không thẳng là vì?
A. Ông bà Đùng đào sông vào ban đêm
- B. Ông bà Đùng không biết đào sông
- C. Ông bà Đùng đào sông vào ban ngày
- D. Cả 3 ý kiến trên
Câu 8: Trong bài Tiếng nước mình, từ bài thơ trên ta rút ra điều gì?
A. Tiếng Việt thật giàu đẹp
- B. Tiếng Việt cũng giống như tiếng các nước khác
- C. Tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ chứ không bộc lộ cảm xúc
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Trong bài Núi quê tôi, khi miêu tả cuối hè, tác giả so sánh lá cây bay với?
- A. Làn mây
- B. Làm gió
C. Làn tóc
- D. Làn nước
Câu 10: Điều gì làm vị khách chú ý ở bác sĩ Y - éc - xanh?
- A. Ngoại hình
- B. Quần áo
C. Đôi mắt bí ẩn
- D. Lời nó
Câu 11: Trong bài A lô, tớ đây, lần đầu tiên nói chuyện qua điện thoại, hai bạn cảm thấy như thế nào?
- A. Khó chịu vì không biết sử dụng điện thoại
- B. Không hay bằng nói chuyện ở trên lớp
- C. Khó chịu vì tiếng quá to
D. Hay hơn nói chuyện ở lớp
Câu 12: Trong bài Học nghề, phản ứng của Va-li-a khi biết công việc đầu tiên của mình là gì?
- A. Lo lắng.
- B. Sợ hãi.
C. Ngạc nhiên.
- D. Ghét bỏ.
Câu 13: Trong bài Mèo đi câu cá, kết quả cuộc đi câu của anh em nhà mèo là gì?
A. Không câu được con cá nào.
- B. Câu được rất nhiều cá.
- C. Câu được 1 con cá.
- D. Câu được 2 con cá.
Câu 14: Trong bài Tay trái và tay phải,sau khi tay trái không giúp nữa, tay phải gặp khó khăn gì?
- A. Không thể đánh răng
- B. Không thể cài khuy áo
- C. Không thể vẽ tranh
D. Cả ba đáp án trên
Câu 15: Trong bài Chuyện bên cửa sổ, lần đầu nhìn thấy loài chim, cậu bé đã làm gì?
- A. Ngắm nhìn những chú chim làm tổ.
B. Cầm sỏi ném lũ chim sẻ.
- C. Trò chuyện cùng bầy chim sẻ.
- D. Cho lũ chim sẻ ăn no.
Câu 16: Thỏ con đã chăm sóc cây hồng như thế nào?
A. Hằng ngày, thỏ chăm chỉ tưới nước cho cây.
- B. Hằng ngày, thỏ chăm chỉ kể chuyện cho cây nghe.
- C. Hằng ngày, thỏ chăm chỉ bắt sâu cho cây.
- D. Hằng ngày, thỏ chăm chỉ bón phân cho cây.
Câu 17: Nếu mỗi người ngày nào cũng tập thể dục thì có ích lợi gì?
A. Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe.
- B. Xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.
- C. Cơ thể cân đối.
- D. Tay chân được vận động thường xuyên.
Câu 18: Thức ăn của loài voi là gì?
A. Cây cỏ.
- B. Thịt.
- C. Côn trùng.
- D. Cơm.
Câu 19: Trong bài Mặt trời xanh của tôi, trong câu "Lá xòe như tia nắng/Giống hệt như mặt trời" tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ?
- A. Nhân hóa.
B. So sánh.
- C. Cả so sánh và nhân hóa.
- D. Không sử dụng biện pháp tu từ.
Câu 20: Trong bài đọc Bầu trời, bầu trời thường có màu xanh lơ vào lúc nào?
A. Ban ngày.
- B. Ban đêm.
- C. Cả ngày.
- D. Không lúc nào cả.
Câu 21: Trong bài Mưa, điều gì giúp ta nhận biết trời mưa?
A. Mây đen lũ lượt.
- B. Ánh nắng chan hòa.
- C. Ánh nắng chói chang.
- D. Cây lá tươi tốt.
Câu 22: Trong bài Cóc kiện trời, khi cóc tới kiện, trời tỏ thái độ như thế nào?
- A. Thân thiện.
- B. Vui vẻ.
- C. Lo lắng.
D. Nổi giận.
Câu 23: Trong bài Những cái tên đáng yêu, vì sao tên nấm lại thay đổi nhiều như vậy?
A. Vì nấm có hình dáng giống những cái tên đó
- B. Vì nấm thích cái tên đó
- C. Vì nấm xấu xí
- D. Không có đáp án nào đúng
Câu 24: Trong bài Ngày hội rừng xanh đã nói đến những âm thanh nào?
- A. Tiếng gà rừng gọi bạn.
- B. Tiếng nhạc sáo của tre, trúc.
- C. Tiếng lĩnh xướng của khướu.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 25: Trong bài Cây gạo, những bông hoa gạo được tác giả so sánh với?
- A. Pháo hoa.
B. Ngọn lửa hồng tươi.
- C. Ánh nến trong xanh.
- D. Cả 3 đáp án trên.
Bình luận