Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 3 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 3 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những từ nào sau đây có thể ghép với tiếng “chung” để thành từ có nghĩa?

  • A. thực, tâm, thành, ý
  • B. kết, khảo, chăn gối, thần
  • C. đụng, tập, thích, làm
  • D. thành, chủ, thuỷ, cư

Câu 2: Những từ ngữ nào sau đây có thể dùng để chỉ đặc điểm của âm thanh?

  • A. Nhẹ nhàng, ầm ĩ, róc rách, đẹp đẽ.
  • B. Trống, đùng đùng, đàn, êm dịu
  • C. To, nhỏ, trầm, ầm ĩ.
  • D. Lao xao, xào xạc, huyễn hoặc, điện tử.

Câu 3: Câu nào sau đây là không đúng?

  • A. Tính từ thường là những từ chỉ đặc điểm.
  • B. “Trường tôi là trường có thành tích cao nhất tỉnh năm nay.” là câu kể nêu đặc điểm.
  • C. “Tôi cảm thấy rất ân hận vể những gì tôi đã làm.” là câu thể hiện cảm xúc của người nói.
  • D. “Gió thổi tít mù mỗi buổi chiều ở đây vào mùa hè.” là câu kẻ nêu hoạt động.

Câu 4: Qua bài Ngày gặp lại. Khi nghe Sơn kể về những câu chuyện ở quê, Chi cảm thấy sao?

  • A. Chợt thấy buồn
  • B. Vỡ oà cảm xúc
  • C. Vui cùng Sơn
  • D. Khinh bỉ

Câu 5: Ý nghĩa của bài thơ Về thăm quê là gì?

  • A. Hãy yêu quý quê hương, gia đình, trân trọng những gì mà người khác dành cho mình.
  • B. Hãy yêu bà để bà cho ăn ngon, mặc đẹp, lo cho từng bữa cơm giấc ngủ.
  • C. Hãy về quê để biết yêu quê hương hơn.
  • D. Bài thơ quá ngắn chưa đủ sức nói lên ý nghĩa gì cả.

Câu 6: Ngay khi vào rừng mọi người đã trông thấy cảnh vật như thế nào?

  • A. Hổ, báo, cáo, chồn chạy nhảy khắp nơi như trong phim hoạt hình.
  • B. Cây rừng khô cong do chịu ảnh hưởng của mùa khô.
  • C. Cây cối mọc um tùm không còn cả lối đi.
  • D. Cây ra thêm chồi và cỏ mọc xanh um ở khắp mọi nơi.

Câu 7: Trong bài “Lần đầu ra biển,” câu “Biển rộng quá, xanh quá, chẳng nhìn thấy bờ biển kia đâu.” là kiểu câu gì?

  • A. Câu giới thiệu
  • B. B. Câu nêu hoạt động
  • C. C. Câu hỏi
  • D. Câu nêu đặc điểm

Câu 8: Trong bài “Nhật ký tập bơi,” lúc đầu khi đến bể bơi, bạn nhỏ cảm thấy thế nào?

  • A. Rất hồi hộp vì không biết bơi sẽ có cảm giác như thế nào, có thể bị đuối nước không.
  • B. Rất phấn khích vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi cùng cặp kính bơi màu hồng rất đẹp.
  • C. Rất thích thú vì sắp được nô đùa dưới nước, làm mát cơ thể trong những ngày nắng nóng mùa hè.
  • D. Rất sợ hãi vì đã từng bị đuối nước.

Câu 9: Trong bài “Mùa hè lấp lánh,” câu nào sau đây không đúng / không được đề cập đến?

  • A. Diệu có những buổi ra chợ cùng mẹ trong hè.
  • B. Khu chợ quê nghèo thật giản dị, gần gũi, thân quen.
  • C. Diệu giúp mẹ vận chuyển hàng hoá ra chợ mỗi 3 ngày một lần.
  • D. Diệu yêu những người cô, người bác tảo tần bán từng giỏ cua, mớ tép.

Câu 10: Trong bài "Đi học vui sao," trình tự đúng của một ngày đi học theo bài thơ là gì?

  • A. Đến trường quên mang đồ, đến lớp cô giáo phạt, về nhà lấy đồ trong sự vội vã, trở lại trường vẫn bị cô giáo phạt, tan học không vui.
  • B. Tan học, đi về nhà, quay lại trường, rồi lại về nhà.
  • C. Đến trường trong một sớm mai đầy nắng và gió, đến lớp học những kiến thức bổ ích, nhưng bị cô cho ở lại lớp vì lỡ đánh bạn.
  • D. Đến trường trong một buổi sáng đẹp trời, khung cảnh thiên nhiên yên bình, rồi đến lớp học những điều hay ho, ra chơi nô đùa nghịch ngợm, tan học trong vui sướng.

Câu 11: Trong bài Bài tập làm văn, qua bài trên em nhận ra được điều gì ở thực tế cuộc sống hằng ngày?

  • A. Không chỉ Cô-li-a mà còn có rất nhiều bạn không giúp đỡ mẹ khi rảnh
  • B. Không cần phải giúp vì chúng ta còn nhỏ chỉ cần đi học và đi chơi
  • C. Chỉ cần làm giúp khi nào bố mẹ yêu cầu
  • D. Tất cả đáp án đều sai

Câu 12:  Trong bài Cuộc họp của chữ cái, bác chữ A giải thích câu đúng phải được viết như thế nào?

  • A. Cô giáo bước lên bục giảng. Tay cầm một cây thước kẻ dài và một viên phấn. Sau đó cô vẽ một đường thẳng.
  • B. Chú lính bước. Vào đầu chú đội. Chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên. Trán lấm tấm mồ hôi.
  • C. Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.
  • D. Bác A cũng không thể hiểu nổi.

Câu 13:  Trong bài Ngày em vào đội, hai câu thơ sau có thể được hiểu như thế nào?

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa

  • A. Đất nước sẽ giúp em đi đến những chân trời mới, biết được những điều hay, mới lạ, đến những nơi em sẽ đóng góp được cho đất nước.
  • B. Đất nước ta giống hình con tàu, có thể di chuyển trên mặt biển, có thể đi tới bất cứ đâu trên hành tinh.
  • C. Con tàu sẽ đưa ta đến một nơi xa. Câu thơ nhằm khẳng định về tính chất của Đoàn Đội.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Trong bài Món quà đặc biệt, Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt?

  • A. Vì chị đã quên không xoá dòng “Nấu ăn không ngon”.
  • B. Vì chị cảm thấy xúc động khi thấy bố vui.
  • C. Vì chị cảm thấy tình cảm của mình không được bố coi trọng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Trong bài Trò chuyện, chi tiết nào cho thấy ba mẹ con rất thích thú kể chuyện?

  • A. Ba mẹ con rúc rích mãi không chán
  • B. Mẹ kể câu chuyện của mẹ rất nhiều
  • C. Thư và Hân thích được kể chuyện vì được thức khuya
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 16:  Trong bài Tia nắng nhỏ bé, câu nào sau đây nói đúng về Na trước thời điểm đi dạo chơi trên đồng cỏ?

  • A. Na đã nghĩ ra cách làm thế nào để giúp bà nhìn thấy nắng.
  • B. Na dùng một cái gương phản chiếu nắng vào cho bà nhìn.
  • C. Na thỉnh thoảng nghĩ ra cách để có nắng nhưng lại hay quên.
  • D. Na chưa biết làm cách nào để đem nắng cho bà.

Câu 17: Trong bài Tôi yêu em tôi, Khi đang ở trên đường về nhà, em gái đã làm những gì?

  • A. Chạy đi lang thang khắp nơi, đến tối mới về nhà
  • B. Tìm hoa bắt bướm
  • C. Cùng bạn bắt bướm, cười dưới hàng tre
  • D. Chạy đến chỗ của anh trai

Câu 18: Trong bài Đi tìm mặt trời, câu chuyện trong bài đọc muốn nói điều gì?

  • A. Giải thích lí do tại sao khi gà trống gáy thì mặt trời mọc.
  • B. Giải thích lí do gà trống có chiếc mào đỏ trên đầu.
  • C. Mặt trời thức dậy chiếu sáng là nhờ tiếng gáy của gà trống.
  • D. Ca ngợi những việc làm cao đẹp vì cộng đồng.

Câu 19: Trong bài Những chiếc áo ấm,  nhím đã giúp thỏ làm gì khi thấy tấm vải của thỏ rơi xuống ao?

  • A. Nhảy xuống vớt tấm vải lên.
  • B. Dùng lông trên cơ thể để lấy tấm vải.
  • C. Khều tấm vải vào bờ.
  • D. Gọi bác đánh cá lấy giúp.

Câu 20:  Trong bài Người làm đồ chơi, bác Nhân làm ra những món đồ chơi gì?

  • A. Bác nặn ra những con rồng, con vịt, con gà,…
  • B. Bác nặn ra những chiếc máy bay, tàu thuỷ, ô tô,…
  • C. Bác chế ra vũ khí nguyên tử dạng đồ chơi.
  • D. Bác làm ra bất cứ thứ gì mà bột màu có thể làm được.

Câu 21: Trong bài Cây bút thần, vì sao Mã Lương không chịu làm theo ý muốn của phú ông?

  • A. Vì phú ông đã nhốt Mã Lương vào chuồng ngựa.
  • B. Vì phú ông bắt Mã Lương chịu đói, chịu rét.
  • C. Vì Mã Lương có mối thù không đội trời chung với phú ông.
  • D. Vì phú ông đã giàu có lại còn tham lam.

Câu 22: Trong bài Ngôi nhà trong cỏ, Dế than đang xây nhà ở đâu?

  • A. Dưới lớp cỏ xanh rì, mặt đất đen ẩm ướt.
  • B. Trên một ngọn đồi đầy nắng và gió.
  • C. Trong lòng đất.
  • D. Trên một khu đất bị bỏ hoang.

Câu 23: Trong bài Những ngọn Hải Đăng, người canh giữ hải đăng phải làm gì để những ngọn đèn chiếu sáng đêm đêm?

  • A. Thay phiên nhau kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên.
  • B. Thay phiên nhau thêm dầu để ngọn đèn không tắt.
  • C. Cầu nguyện bằng một vật phẩm đặc biệt mang tính biểu trưng của biển cả.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Trong bài Tập nấu ăn, đến bước nào thì món ăn cơ bản được hoàn thành?

  • A. Bước 2
  • B. Bước 3
  • C. Bước 4
  • D. Bước 5

Câu 25: Trong bài Những bậc đá chạm mây, câu nào sau đây nói đúng về ông cố Đương?

  • A. Ông nghèo.
  • B. Ông tốt bụng, có tinh thần vì mọi người.
  • C. Ông rất khoẻ mạnh.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác