Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 3 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 3 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu nào chỉ chứa những từ chỉ người thân?

  • A. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác.
  • B. Cậu, mợ, cô, chú, bạn, bè.
  • C. Thầy giáo, cô giáo, em gái, cháu trai.
  • D. Bác, thím, ông, tổ, thiên.

Câu 2: Đâu không phải là một cặp từ trái nghĩa?

  • A. Đẹp – xấu
  • B. Khắc nghiệt – dịu êm
  • C. Vui – buồn
  • D. Ồn ào – sôi động.

Câu 3: Dấu hai chấm (:) trong trường hợp sau được dùng để làm gì?

“Cô ấy chỉ ra những nhược điểm của phương pháp này:

          - Thứ nhất, nó gây ô nhiễm môi trường.

          - Thứ hai, nó làm méo mó những chuẩn mực xã hội.

          - Thứ ba, nó hạn chế khả năng của chúng ta trong tương lai.”

  • A. Để báo hiệu lời nói trực tiếp
  • B. Để báo hiệu phần liệt kê
  • C. Để báo hiệu phần giải thích
  • D. Để báo hiệu cho người nghe rằng người nói muốn thông báo cho họ.

Câu 4: Qua bài Ngày gặp lại. Chi đã được Sơn cho món quà gì khi hai người gặp lại nhau?

  • A. Một con búp bê
  • B. Một tâm hồn cao thượng
  • C. Một chiếc diều
  • D. Hoa quả hái từ nhà ông bà Sơn

Câu 5: Từ nào sau đây không dùng để chỉ tình cảm mà người bà trong bài thơ Về thăm quê dành cho bạn nhỏ?

  • A. yêu thương
  • B. quan tâm
  • C. hờ hững
  • D. chiều chuộng

Câu 6: Tác giả của tác phẩm "Cánh rừng trong nắng" là ai?

  • A. Vũ Hùng
  • B. Tô Hoài
  • C. Nguyễn Thanh Toàn
  • D. Xuân Hoài

Câu 7: rong bài “Lần đầu ra biển,” Thắng đã so sánh biển với địa điểm nào ở Hà Nội?

  • A. Hồ Gươm
  • B. Sông Hồng
  • C. Sông Đà
  • D. Hồ Tây

Câu 8: Trong bài “Nhật ký tập bơi,” lúc sắp ra về trong ngày đầu tiên, bạn nhỏ đã đạt được kết quả gì và cậu ta cảm thấy ra sao?

  • A. Bạn nhỏ không thở được, dù chỉ chút ít nên cảm thấy tuyệt vọng.
  • B. Bạn nhỏ đã có thể thở được chút ít nên cảm thấy khá vui.
  • C. Bạn nhỏ vẫn chưa thở dưới nước được nên cảm thấy hơi buồn.
  • D. Bạn nhỏ đã có thể thở tốt và đúng kĩ thuật nên cảm thấy sảng khoái vô cùng.

Câu 9: Trong bài “Mùa hè lấp lánh,” bài thơ có nội dung chính là gì?

  • A. Cuộc sống của người nông dân mùa hè
  • B. Mùa hè có ngày dài và rực rỡ sắc màu
  • C. Mặt trời là trung tâm của vũ trụ
  • D. Sự lấp lánh bắt nguồn từ mùa hè

Câu 10: Hai câu thơ sau đây nếu hiểu đúng theo câu từ thì sẽ là gì?

"Bao nhiêu chuyện cổ tích

Cũng có trong sách hay"

  • A. Bao nhiêu chuyện cổ tích hay đều có trong sách hay.
  • B. Rất nhiều chuyện cổ tích đều có trong những cuốn sách mà hay, hấp dẫn.
  • C. Nhiều chuyện cổ tích hay đều xuất hiện trong sách giáo khoa.
  • D. Truyện cổ tích chỉ xuất hiện ở trong sách hay.

Câu 11: Trong bài Bài tập làm văn, qua câu chuyện trên em có nhận xét gì về Cô- li-a?

  • A. Là một học sinh hư
  • B. Là một học sinh lười viết bài
  • C. Là một học sinh giỏi tả văn
  • D. Là một học sinh biết yêu thương mẹ sau khi làm xong bài văn, cậu đã vui vẻ nhận lời làm việc giúp đỡ mẹ của mình

Câu 12:  Trong bài Bàn tay cô giáo, hiện lên trước mắt các bạn nhỏ là phong cảnh gì?

  • A. Cảnh bình minh
  • B. Cảnh bình minh trên biển
  • C. Cảnh sóng biển và nước
  • D. Cảnh hoàng hôn

Câu 13:  Trong bài Thư viện, một lượng lớn học sinh vào thư viện đọc sách thể hiện điều gì?

  • A. Thư viện có nhiều trò chơi thú vị.
  • B. Học sinh ở đây đều rất chăm học.
  • C. Trường đầu tư nhiều tiền của để xây dựng thư viện.
  • D. Trường có chiến lược giúp học sinh học tốt hơn.

Câu 14:  Trong bài Món quà đặc biệt, câu văn trong bài đọc cho thấy rằng bố không hề biết hai chị em lại chuẩn bị một món quà tặng cho mình?

  • A. Quà “bí mật” tặng bố đã xong.
  • B. Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.
  • C. Hai chị em cả chiều lén lút làm quà tặng bố.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 15: Trong bài Khi cả nhà bé tí, hình ảnh của mẹ hiện ra như thế nào trong suy nghĩ của bạn nhỏ?

  • A. Mẹ bé tí, chỉ lớn hơn bạn nhỏ, còn lại đều thấp hơn so với ông bà và bố.
  • B. Mải ngồi cắm hoa, thích ra chợ gần nhà, luôn ôm một cuốn sách mỗi tối khuya.
  • C. Mẹ hiền từ, luôn quan tâm đến mọi người trong gia đình.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Trong bài Đi tìm mặt trời, Ta có thể nhận xét gì về tiếng kêu “Trời đất ơi… ơi…!” của gà trống?

  • A. Tiếng kêu của gà trống hay đáo để, tạo âm vang rộng lớn, rung động lòng người.
  • B. Đó là một lời khẩn cầu tha thiết mong trời phật giúp đỡ, ban cho sự sống. Qua đó có thể thấy là gà trống đang cảm thấy tuyệt vọng.
  • C. Cho thấy gà trống đang ở tình trạng vô cùng tuyệt vọng và vì thế cần phải sử dụng tuyệt kĩ cuối cùng của bộ tộc gà để cứu trái đất.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Trong bài Những chiếc áo ấm, Để mùa đông năm ấy trong rừng ai cũng có áo ấm để mặc thì những người đã giúp thỏ may áo đã làm gì?

  • A. Đi đến những nhà có không có áo ấm để mặc và may cho họ những chiếc áo ấm.
  • B. Tụ tập nhau lại thành lập xưởng may áo ấm, trong đó mỗi người sẽ đảm đương phần việc mà mình giỏi.
  • C. Gây quỹ hỗ trợ những người không có áo ấm.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Vì sao mấy năm gần đây bác Nhân chỉ bán được ít hàng?

  • A. Vì sức khoẻ của bác yếu đi.
  • B. Vì có thêm mấy hàng đồ chơi bằng nhựa ở gần đó nên bọn trẻ không còn thấy hứng thú với đồ chơi bằng bột của bác nữa.
  • C. Vì bột màu mà bác cần để làm đồ chơi rất khó mua.
  • D. Vì có nhiều hàng làm đồ chơi bằng bột như của bác mọc lên quanh đó mà họ lại làm đẹp hơn bác nhiều.

Câu 19: Trong bài Ngôi nhà trong cỏ, tại sao chuồn chuồn lại bay đến chỗ của cào cào và nhái bén?

  • A. Chuồn chuồn muốn đến đánh cho cào cào và nhái bén một trận vì hát dở.
  • B. Chuồn chuồn muốn đến để cho cào cào và nhái bén biết mình là người hát.
  • C. Chuồn chuồn muốn biết ai là người hát.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Trong bài Những ngọn Hải Đăng, hải đăng có tác dụng gì?

  • A. Hải đăng chiếu sáng cho một vùng rất lớn trên biển vào ban đêm, nhờ đó tàu thuyền dễ đi lại và quan sát hơn.
  • B. Hải đăng giúp tàu thuyền định hướng di chuyển trên biển, từ đó giúp người đi biển cảm thấy an tâm, không lo lạc đường.
  • C. Hải đăng chiếu sáng lấp lánh, tạo cảm giác thích thú cho người đi biển.
  • D. Hải đăng giống như một khách sạn trên biển, cung cấp chỗ ngủ cho người đi tàu biển.

Câu 21: Trong bài Tập nấu ăn, khi làm món trứng đúc thịt, để đảm bảo món ăn được ngon nhất và các thứ phân bổ đều thì ta cần đảm bảo tỉ lệ nào?

  • A. Trứng 3 quả, dầu ăn 3 lít
  • B. Thịt 1 cân, hành 100 củ
  • C. Dầu ăn 1 lít, muối 1 lạng
  • D. Trứng 3 quả, thịt 1 lạng

Câu 22: Trong bài Cây bút thần, những việc làm của Mã Lương cho người dân trong làng nói lên điều gì?

  • A. Mã Lương quá phóng túng, làm nhiều điều hơn ông tiên căn dặn.
  • B. Mã Lương chỉ có đam mê với người nghèo khổ, cậu coi thường người giàu.
  • C. Mã Lương là một người tốt bụng, muốn chia sẻ những thứ tốt mà mình có cho mọi người.
  • D. Mã Lương mang trong mình một phẩm chất đoan trang, hiền thục.

Câu 23: Trong bài Những bậc đá chạm mây, Câu nào đúng về cố Đương sau một thời gian cố làm đường một cách nặng nhọc mà không có ai giúp sức?

  • A. Ông bỏ cuộc.
  • B. Ông than vãn người dân là chỉ cần người dân đến làm cùng thì chắc chắn sẽ làm được.
  • C. Ông trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động.
  • D. Ông không sờn lòng.

Câu 24:  Trong bài Bạn nhỏ trong nhà,  buổi sáng hôm đầu tiên gặp chú chó, bạn nhỏ đã nghe thấy tiếng gì?

  • A. Tiếng cào khẽ vào cửa phòng.
  • B. Tiếng kêu gâu gâu.
  • C. Tiếng sủa inh ỏi.
  • D. Tiếng kêu cứu đáng thương của chú chó.

Câu 25:  Trong bài Để cháu nắm tay ông, đâu là một điều mà ông đã làm ở nơi mà gia đình tham quan?

  • A. Đi chơi các trò chơi cảm giác mạnh.
  • B. Đưa Dương đi ăn món đặc sản ở nơi đó.
  • C. Kể cho Dương nghe về những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc.
  • D. Đứng trầm ngâm trước những bức vẽ chạm trổ tinh xảo.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác