Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 3 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 3 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu nào dưới đây là câu kể?

  • A. Đi đi mà anh!
  • B. Điều đó không có nghĩa là tôi sẽ vào trong Nam ngay bây giờ.
  • C. Tại sao cơ chứ?
  • D. Thời tiết này đẹp quá đi à!

Câu 2: Tiếng nào sau đây có thể kết hợp với “chân” để thành một từ?

  • A. Thành
  • B. To
  • C. Xinh
  • D. Trọng

Câu 3: Những từ ngữ nào sau đây chỉ thời tiết?

  • A. Gió lốc, bão giật, mua phùn, oi bức
  • B. Thiên tai, bệnh dịch, hạn hán, lũ lụt
  • C. Mưa to gió lớn, phong ba bão táp, trăng mờ, nguyệt thực
  • D. Triều cường, giông tố, bão, chớp

Câu 4: Qua bài Ngày gặp lại. Địa điểm xảy ra câu chuyện giữa Chi và Sơn là ở đâu?

  • A. Nhà Chi
  • B. Nhà Sơn
  • C. Nhà bà của Sơn ở quê
  • D. Cánh đồng

Câu 5: Tình cảm của bà dành cho cháu qua bài thơ Về thăm quê được thể hiện như thế nào?

  • A. Bà vui mừng khi thấy cháu về quê, bà luôn để dành những thứ tốt đẹp nhất cho cháu, bà luôn muốn chăm lo cho cháu.
  • B. Bà dắt cháu đi chơi ở khắp vùng quê của bà, đưa cháu đi ăn những món ăn đặc sản.
  • C. Bà luôn cảm thấy buồn khi không được ở cùng cháu nên khi cháu về bà thấy rất vui, bà làm mọi thứ cho cháu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Trong bài Cánh rừng trong nắng, trên đường về ông đã kể những gì cho bạn nhỏ?

  • A. Nơi ông sinh ra
  • B. Các loại cây trong rừng
  • C. Những cánh rừng thủa xưa
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 7: Trong bài “Lần đầu ra biển,” tại sao khi thấy có con gì bé tẹo đang chạy trên cát thì Thắng chỉ rón rén khi đến gần?

  • A. Thắng sợ nếu mình đi mạnh đến, con vật đó sẽ chạy mất. Thắng muốn nhìn con vật đó vì cậu chưa biết đến nó.
  • B. Thắng sợ những con vật bé nhỏ nhưng vẫn có ham muốn xem nó trông thế nào.
  • C. Thắng biết đây là một con cua đặc biệt và muốn bắt nó về nấu canh.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Trong bài “Nhật ký tập bơi,” ở lần thứ hai đi tập bơi, bạn nhỏ đã có gì thay đổi?

  • A. Bạn nhỏ đã bơi rất tốt mà không cần cô giáo ở bên.
  • B. Bạn nhỏ đã có cảm giác thích đi bơi, đã quen thở dưới nước mà không bị sặc nữa.
  • C. Bạn nhỏ chỉ cải thiện được một chút khả năng thở nhưng cậu đã vui hơn.
  • D. Không có gì thay đổi bởi một hai ngày chưa có ý nghĩa gì.

Câu 9: Trong bài “Mùa hè lấp lánh,” mùa hè cho các bạn nhỏ những gì?

  • A. Nắng, kem
  • B. Cơn gió êm
  • C. Ngày dài lấp lánh
  • D. Tất cả các lựa chọn trên.

Câu 10: Trong bài "Con đường đến trường,"Con đường ngày nắng được miêu tả như thế nào?

  • A. Gió thổi vù vù, đất đá mấp mô, khó đi.
  • B. Có gió thổi, đất dưới chân xốp nhẹ như bông.
  • C. Lầy lội, trơn trượt.
  • D. Nắng nóng cháy da cháy thịt, đường bốc lên khí nóng, khô không khốc.

Câu 11: Trong bài Lời giải toán đặc biệt, Câu “À, ra thế!” của thầy giáo có nghĩa là gì?

  • A. Thầy giáo lúc này mới biết đáp án của câu khó trong đề thi mà lúc coi thi thầy không giải nổi.
  • B. Thầy chỉ cách để đi ra khỏi phòng thi cho các bạn thí sinh sau khi hoàn thành bài.
  • C. Thầy hiểu ra là cái khoảng thời gian lúc đầu Huy-gô ngồi cắn bút mà không làm bài là do Huy-gô suy nghĩ để biến bài giải bình thường thành một bài thơ.
  • D. Cả A và C.

Câu 12: Trong bài Bàn tay cô giáo, trong mắt các bạn nhỏ, đôi bàn tay của cô giáo trông như thế nào?

  • A. Rất đẹp
  • B. Rất mềm mại và khéo léo
  • C. Rất cẩn thận và tỉ mỉ
  • D. Rất thon thả

Câu 13:  Trong bài Thư viện, tại sao quang cảnh thư viện lúc các bạn học sinh vào lại giống như một toa tàu điện đông đúc với những hành khách đứng ngồi để đọc sách?

  • A. Vì thư viện được thiết kế như một toa tàu điện.
  • B. Vì đó là cách ví von độc đáo của tác giả.
  • C. Vì có rất nhiều học sinh vào trong thư viện nhưng bàn ghế chỉ đủ cho một nửa số học sinh. Những bạn còn lại đành phải đứng học.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14:  Trong bài Ngưỡng cửa, "Nơi ấy” đã chứng kiến những điều gì trong cuộc sống của bạn nhỏ?

  • A. Bà, mẹ dắt vòng đi men.
  • B. Bạn bè đến chơi.
  • C. Lần đầu tiên đến lớp.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 15: Trong bài Những bậc đá chạm mây, Mọi người khi nghe xong ý định của cố Đương thấy thế nào?

  • A. Đều thấy hay và bảo ông cho triển khai ngay.
  • B. Cho rằng việc ấy là khó, không thể làm được.
  • C. Cho rằng việc ấy không khó nhưng mất rất nhiều thời gian nên không thiết thực.
  • D. Thấy ý định của ông thật ngu ngốc.

Câu 16: Chi tiết nào cho thấy trẻ con rất thích đồ chơi của bác Nhân?

  • A. Rất nhiều trẻ con đến mùa đồ chơi của bác.
  • B. Đồ chơi của bác rất đẹp, hơn hẳn cả đồ chơi nhựa.
  • C. Trẻ con hôm nào thấy bác không bán thì đi đến tận nhà của bác để xin bác làm đồ chơi.
  • D. Khi bác bán hàng ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy các bạn nhỏ xúm lại.

Câu 17: Trong bài Cây bút thần, Tại sao phú ông bắt Mã Lương về?

  • A. Vì ông ta muốn đưa Mã Lương đi nhiều nơi khác để giúp đỡ người nghèo khổ.
  • B. Vì ông ta biết chuyện về cây bút thần của Mã Lương và muốn em làm việc cho hắn.
  • C. Vì ông đam mê tranh vẽ, muốn đàm đạo cùng Mã Lương tiên sinh.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Trong bài Những chiếc áo ấm, ta nhận thấy đặc điểm gì chung trong hành trình đi biến tấm vải thành áo?

  • A. Tất cả đều biết may vá.
  • B. Tất cả đều có tinh thần quên mình vì nghĩa.
  • C. Mỗi lần gặp một người là thỏ lại phải vái lậy họ thì họ mới giúp sức.
  • D. Mỗi người chỉ có thể đóng góp một phần vào việc làm thành chiếc áo.

Câu 19: Trong bài Đi tìm mặt trời, những hoạt động của các con vật mà gõ kiến đã tới gặp có đặc điểm gì?

  • A. Đều vui nhộn mà không cần đến mặt trời.
  • B. Đó đều là những hoạt động mang tính điển hình của những loài vật đó, chỉ có gà trống là chưa có.
  • C. Có sự khác biệt giữa loài này với loài kia, tạo sự đa dạng cho thế giới động vật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Trong bài Khi cả nhà bé tí, câu nào sau đây không đúng về bạn nhỏ khi còn bé tí?

  • A. Chẳng đọc sách, chơi cờ
  • B. Chẳng dọn dẹp, chữa đồ
  • C. Cả ngày chỉ đùa nghịch
  • D. Cả ngày phụ giúp bố mẹ

Câu 21:  Trong bài Để cháu nắm tay ông, câu nào đúng về ông và Dương trước khi đi du lịch?

  • A. Ông luôn đánh, mắng khi Dương làm sai nhưng cũng chỉ vì tốt cho Dương.
  • B. Ông luôn là người dắt tay dẫn Dương đi, là người bảo vệ Dương.
  • C. Ông tuy không phải ông ruột của Dương nhưng ông luôn yêu thương Dương hết mực.
  • D. Ông là con thuyền đưa Dương đi đến mọi chân trời, góc bể.

Câu 22: Trong bài Bạn nhỏ trong nhà, khi mở cửa ra, bạn nhỏ nhìn thấy chú chó trông như thế nào?

  • A. Nó tuyệt xinh.
  • B. Nó có lông trắng, khoang đen.
  • C. Nó có đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.
  • D. Rất xấu xí.

Câu 23: Trong bài Ngôi nhà trong cỏ, sau khi vỗ tay hoan hô, chuồn chuồn, cào cào, nhái bén đã làm gì?

  • A. Gặp gỡ dế than.
  • B. Đánh cho dế than một trận.
  • C. Xin dế than chữ kí
  • D. Yêu cầu dế than hát một bài.

Câu 24: Trong bài Những ngọn Hải Đăng, đâu là nhận xét đúng về công việc của những người canh giữ hải đăng?

  • A. Công việc đầy khó khăn, vất vả, và có thể là nguy hiểm.
  • B. Công việc không khó lắm, chỉ cần người chịu khó là được.
  • C. Công việc tương đối dễ, chỉ cần là người sống ở biển và luôn chú ý cảnh giác thì đều có thể làm được.
  • D. Đơn giản, dễ dàng, ai cũng có thể làm được.

Câu 25: Trong bài Tập nấu ăn, những từ nào sau đây chỉ hoạt động nấu ăn?

  • A. Ngâm, tẩm, luộc, rán
  • B. Kho, hầm, nấu, rán
  • C. Đồ, hấp, hầm, chín
  • D. Tất cả các đáp án trên

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác