Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 3 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 3 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những từ ngữ như “nô đùa, nhảy nhót, lộn nhào” chỉ gì?

  • A. Thao tác
  • B. Cách hành xử
  • C. Hoạt động
  • D. Chào hỏi

Câu 2: Trong bài Tạm biệt mùa hè, mùa hè của Diệu khác gì so với hầu hết các bạn khác?

  • A. Bạn bè của Diệu được đi biển còn Diệu phải ở nhà.
  • B. Các bạn khác được chơi cả hè còn Diệu phải đi học thêm suốt mấy tháng trời.
  • C. Diệu được đi Paris với gia đình còn các bạn cùng lớp chỉ được đi du lịch trong nước.
  • D. Các bạn khác có những chuyến du lịch kì thú còn Diệu đi làm việc khác.

Câu 3: Cho đoạn văn sau:

“Thành phố trở (1)ên giàu có, hiện đại hơn rất nhiều nhờ một kế hoạch phát triển đã được (2)ên từ trước đó nhiều (3)ăm nhưng không được chú ý tới.”

Thay thế các số bằng chữ cái đúng.

  • A. l, n, l
  • B. n, l, n
  • C. l, l, l
  • D. n, n, n

Câu 4: Qua bài Ngày gặp lại. Thời gian xảy ra câu chuyện giữa Sơn và Chi là lúc nào?

  • A. Giữa kỳ nghỉ hè
  • B. Khi hết hè sang thu
  • C. Khi đông đến
  • D. Khi hai bạn còn chưa quen nhau

Câu 5: Bài thơ “Về thăm quê” viết về điều gì?

  • A. Chuyến thăm quê ở nhà bà của một bạn nhỏ
  • B. Chuyến du xuân của một gia đình
  • C. Ấn tượng quê hương
  • D. Nỗi lòng người xa quê

Câu 6: Trong bài Cánh rừng trong nắng, cây cối được tả như thế nào?

  • A. Vươn ngọn lên cao tít
  • B. Đón nắng
  • C. Vươn ngọn lên cao tít, đón nắng, nhiều cây thân thẳng tắp, lá tròn xoe
  • D. Đáp án A và B

Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ chỉ đặc điểm trong bài “Lần đầu ra biển”?

  • A. Nhanh nhẹn, hiền lành, bật nhảy, trong sáng
  • B. Bay lượn, rực rỡ, nóng bức, mạnh mẽ
  • C. Độc ác, khô ráo, bóng mượt, đen nhánh
  • D. Truyện tranh, lạnh lẽo, ẩm ướt, bằng phẳng

Câu 8: Trong bài “Nhật ký tập bơi,” khi đạp chân trong bơi ếch, bạn nhỏ cảm thấy mình giống gì?

  • A. Một động viên bơi lội chuyên nghiệp
  • B. Một con ếch
  • C. Michael Phelps
  • D. Một con thuyền

Câu 9: Trong bài “Mùa hè lấp lánh,” thời gian của buổi chiều mùa hè có đặc điểm gì?

  • A. Thời gian trôi rất chậm
  • B. Thời gian trôi rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến tối.
  • C. Thời gian có tính tuỳ hứng, hôm dài hôm ngắn.
  • D. Thời gian dường như bị thay đổi

Câu 10: Trong bài "Con đường đến trường", đâu là đặc điểm của con đường đến trường?

  • A. Mặt đường bằng phẳng, hai bên đường toàn những cây cổ thụ lâu năm.
  • B. Mặt đường mấp mô, hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên.
  • C. Mặt đường chỗ thì trơn trượt, chỗ thì mấp mô, chỗ thì chỉ có đá và sỏi; hai bên đường chỗ có nhà ở, chỗ thì cỏ dại mọc cao ngút.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Trong bài Lời giải toán đặc biệt, Vì sao thầy giáo lại reo lên khi xem bài của Vích-to Huy-gô?

  • A. Vì Huy-gô nộp bài đúng giờ.
  • B. Vì Huy-gô làm đúng đáp số.
  • C. Vì lời giải toán được Huy-gô viết bằng thơ.
  • D. Vì Huy-gô viết chữ đẹp.

Câu 12: Trong bài Bàn tay cô giáo, vì sao lại nói "biết bao điều lạ từ tay cô"?

  • A. Vì đôi bàn tay cô khéo léo lạ thường
  • B. Vì đôi bạn nhỏ chưa nhìn thấy cảnh biển nên rất lạ
  • C. Vì đôi bàn tay cô giáo đã giúp các bạn nhỏ thấy được bao điều lạ
  • D. Vì cô có thể tạo ra tất cả mọi thứ

Câu 13:  Trong bài Thư viện, đâu không phải là một câu nói của thầy hiệu trưởng?

  • A. Cứ thoải mái vào thư viện khi nào thấy thích.
  • B. Nếu mượn sách về nhà thì đừng hòng mà cuỗm luôn nhé các em.
  • C. Nếu ở nhà có sách gì các em muốn bạn khác cùng đọc, hãy mang đến đây.
  • D. Bây giờ thì đọc thật nhiều sách vào.

Câu 14:  Trong bài Ngưỡng cửa, không khí ở “nơi ấy” như thế nào khi có bạn bè lui tới?

  • A. Thường hay nhộn nhịp.
  • B. Thường lúc nào cũng vui.
  • C. Thường lúc nào cũng buồn.
  • D. Thường hay có những tình huống buồn cười.

Câu 15: Trong bài Để cháu nắm tay ông, tại sao Dương phải rời đoàn, chạy đến nắm tay ông dắt đi?

  • A. Vì ông bị lạc đoàn.
  • B. Vì ông đang cố tìm một món đồ bị làm rơi nên bị bỏ lại phía sau.
  • C. Vì ông ngoại vẫn đang chần chừ chưa muốn đi nên rớt lại phía sau.
  • D. Vì ông chưa biết là hướng dẫn viên đang giục đoàn rời điểm tham quan.

Câu 16: Trong bài Bạn nhỏ trong nhà, chú chó đã làm gì khi gặp bạn nhỏ lần đầu tiên?

  • A. Mừng rỡ, quấn quýt với bạn nhỏ như hình với bóng.
  • B. Chú chó rúc vào chân bạn nhỏ, nức lên những tiếng khe khẽ trong cổ, ngoáy tít cái đuôi bé xíu.
  • C. Không để bạn nhỏ động vào mình, tỏ ra dữ tợn.
  • D. Chú chó mang đến cho bạn nhỏ một món quà đặc biệt.

Câu 17:Trong bài Những bậc đá chạm mây, Người dân gặp phải vấn đề gì với sườn núi phía họ ở?

  • A. Sườn núi sắp đổ ập xuống xóm của họ.
  • B. Sườn núi dựng đứng nên bà con phải đi đường vòng rất xa.
  • C. Sườn núi có yêu tinh, quỷ quái.
  • D. Đường đi qua sườn núi có rất nhiều thú dữ rất nguy hiểm.

Câu 18: Ngón tay của bác Nhân trong bài đọc “Người làm đồ chơi” trông như thế nào?

  • A. Trắng sáng và mềm mịn.
  • B. Đen sạm và thô nháp.
  • C. Vàng óng và săn chắc.
  • D. Giống bàn tay của một nghệ nhân.

Câu 19: Trong bài Ngôi nhà trong cỏ, tại sao chuồn chuồn lại bay đến chỗ của cào cào và nhái bén?

  • A. Chuồn chuồn muốn đến đánh cho cào cào và nhái bén một trận vì hát dở.
  • B. Chuồn chuồn muốn đến để cho cào cào và nhái bén biết mình là người hát.
  • C. Chuồn chuồn muốn biết ai là người hát.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Qua bài đọc “Những ngọn hải đăng” ta thấy được gì từ những người canh giữ hải đăng?

  • A. Họ có trình độ kĩ thuật cao mới có thể vận hành ngọn hải đăng.
  • B. Họ là những người khốn khó, vì miếng cơm manh áo mới phải đi làm công việc như này. Họ là những người đáng thương.
  • C. Họ có một cái nhìn phóng khoáng, tươi vui qua việc thích làm ở hải đăng để ngắm nhìn tất cả.
  • D. Họ là những người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu đựng được gian khổ và còn yêu nước, yêu biển đảo.

Câu 21: Trong bài Tập nấu ăn, bước thứ tư để làm món trứng đúc thịt là gì?

  • A. Cho hỗn hợp trứng và thịt vào dàn đều khắp chảo, rán vàng mặt dưới (từ 5 – 7 phút) với lửa nhỏ.
  • B. Khi đã rán được một mặt, lật mặt còn lại rán nốt.
  • C. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng thì cho tất cả các thứ vào và rán đến khi nào bùng lửa trên chảo thì thôi.
  • D. Cả A và B.

Câu 22: Trong bài Cây bút thầnMã Lương đã làm gì khi bị bỏ đói rét trong chuồng ngựa?

  • A. Em vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi.
  • B. Em vẽ Triển Chiêu ra nhờ anh phá ngục.
  • C. Em vẽ ngày tận thế cho lão phú ông.
  • D. Em bị mất bút nên không thể vẽ nữa, chỉ đành ngồi đợi vào phép màu.

Câu 23: Trong bài Những chiếc áo ấm, việc mỗi người đều đóng góp để làm nên chiếc áo cho thỏ thể hiện điều gì?

  • A. Sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau.
  • B. Sự phung phí thời gian.
  • C. Họ đều rảnh để may áo.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Trong bài Đi tìm mặt trời, tại sao gà trống lại phải kêu to khi không thấy mặt trời?

  • A. Vì gà trống muốn đánh thức mặt trời.
  • B. Vì gà trống cả ngày hôm đó không nói gì nên muốn nói to một lần cho thoải mái.
  • C. Vì gà trống thấy thương cho các bạn sống trong tối tăm, ẩm ướt.
  • D. Vì gà trống muốn kiểm tra xem ở đây có mặt trời không để còn đi nơi khác.

Câu 25: Trong bài Khi cả nhà bé tí, đâu là cách hiểu đúng của “Khi cả nhà bé tí”?

  • A. Khi các thành viên trong gia đình ở lứa tuổi trẻ con.
  • B. Khi các thành viên trong gia đình đi vào thế giới cổ tích và bị hoá thành bé tí.
  • C. Khi gia đình nhỏ lại thành bé xíu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác