Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 1 ( Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi tế bào B hoạt hóa, phân chia tạo thành các ….. Các …. Sản sinh ra các ….. kháng nguyên và đưa vào máu. Điền vào chỗ chấm?

  • A. Tương bào; tương bào; thụ thể
  • B. Kháng nguyên; kháng nguyên; kháng thể
  • C. Kháng thể; kháng thể; thụ thể
  • D. Tương bào; kháng thể; thụ thể

Câu 2: Sản phẩm bài tiết chính của phổi là?

  • A. O2
  • B. Urea
  • C. Bilirubin
  • D. CO2

Câu 3: Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là?

  • A. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn
  • B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
  • C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
  • D. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn

Câu 4: Đâu là bước đầu tiên khởi động cho miễn dịch tế bào?

  • A. Các tế bào T hỗ trợ tiết ra Cytokine làm tế bào T độc hoạt hóa
  • B. Tế bào T tìm kiếm các kháng nguyên và kích độc lên nó
  • C. Tế bào B tăng sinh và biệt hóa cho tế bào T gây độc
  • D. Tế bào B tìm kiếm các kháng thể và kích thích lên nó

Câu 5: Máu trao đổi chất với tế bào qua thành

  • A. tĩnh mạch và mao mạch
  • B. mao mạch
  • C. động mạch và mao mạch
  • D. động mạch và tĩnh mạch

Câu 6: ... không phải là một tính năng đặc trưng của bề mặt hô hấp

  • A. Lớn
  • B. Khô
  • C. Thấm
  • D. Ẩm

Câu 7: Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tuỷ ?

  • A. Ống thận
  • B. Ống góp
  • C. Nang cầu thận
  • D. Cầu thận

Câu 8: Mô tả nào dưới đây về quá trình trao đổi khí ở chim là không đúng?

  • A. Không khí lưu thông theo một chiều nhất định kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra nên không có khí đọng trong phổi.
  • B. Sự lưu thông khí qua phổi được thực hiện nhờ sự co dãn của cơ hoành và các cơ hô hấp khác làm thay đổi thể tích lồng ngực.
  • C. Sự trao đổi khí diễn ra liên tục giữa máu trong mao mạch phổi với không khí giàu O2 lưu thông trong ống khí.
  • D. Trong quá trình trao đổi khí một lượng khí hít vào ở đầu chu kì 1 phải đến cuối chu kì 2 mới ra khỏi cơ thể.

Câu 9: Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

  • A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm
  • B. Áp suất thẩm thấu và huyết áp tăng
  • C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng
  • D. Áp suất thẩm thấu và huyết áp giảm

Câu 10: Thức ăn đang nhai ở miệng thì đang xảy ra tiêu hóa nào?

  • A. Cơ học và hóa học
  • B. Chỉ cơ học
  • C. Ngoại bào
  • D. Chỉ hóa học

Câu 11: Cơ quan bài tiết ra mồ hôi là?

  • A. Da
  • B. Hệ tuần hoàn
  • C. Thận
  • D. Phổi

Câu 12: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?

  • A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
  • B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
  • C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
  • D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.

Câu 13: Bệnh xơ vữa động mạch là bệnh làm cho các mạch máu bị thô cứng dễ vỡ có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây?

  • A. Phôtpholipit
  • B. Ơstrôgen
  • C. Côlesterôn
  • D. Testosterôn

Câu 14: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

  • A. Rễ.       
  • B. Thân.       
  • C. Lá.       
  • D. Quả

Câu 15: Giải thích nào là chính xác khi nói đến tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng?

  • A. Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn → tăng năng suất cây trồng.
  • B. Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất → hạn chế mất nước, tăng độ ẩm → giảm thoái hóa các chất hữu cơ trong đất.
  • C. Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → năng suất cây trồng.
  • D. Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp.

Câu 16: Cơ thể của con người và động vật có phòng tuyến nào để bảo vệ cơ thể hay không?

  • A. Có hệ thần kinh
  • B. Có hệ hô hấp
  • C. Có hệ tuần hoàn
  • D. Có hệ miễn dịch

Câu 17: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua?

  • A. miền lông hút.
  • B. miền chóp rễ.
  • C. miền sinh trưởng.
  • D. miền trưởng thành.

Câu 18: Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?

  • A. Bài tiết mồ hôi.
  • B. Phân giải protein trong tế bào.
  • C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
  • D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.

Câu 19: Hệ thống mạch máu gồm?

  • A. Động mạch
  • B. Mao mạch
  • C. Tĩnh mạch
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 20: Điều nào sau đây là đúng khi nói về động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?

(1) đa số động vật đơn bào.

(2) thực hiện tiêu hóa nội bào.

(3) thức ăn vào cơ thể theo kiểu nhập bào.

(4) không bào tiêu hóa + Lizôxôm tiết enzim tiêu hóa thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Các phát biểu đúng là?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác