Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 1 ( Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Có những tác nhân gây bệnh nào?

  • A. Các nhân tố do con người và động vật lây ngang qua nhau
  • B. Tác nhân sinh học, vật lý, hóa học và tác nhân bên trong cơ thể
  • C. Tác nhân bên trong cơ thể
  • D. Các yếu tố bên ngoài môi trường

Câu 2: Một bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn dẫn tới nôn nhiều. Khi liên tục nôn thì sẽ làm giảm huyết áp, bởi vì: 

  • A. Khi nôn làm bệnh nhân yếu đi, tim đập chậm làm giảm huyết áp
  • B. Khi nôn nhiều thì sẽ làm mất nước dẫn tới giảm thể tích máu làm giảm huyết áp
  • C. Khi nôn nhiều làm độ quánh của máu giảm, dẫn tới làm giảm huyết áp
  • D. Khi nôn nhiều dẫn tới mất dinh dưỡng, làm cho thành mạch máu co lại làm giảm huyết áp

Câu 3: Khi nói về tính tự hoạt động hô hấp ở người, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Phổi có hệ dẫn truyền tự động có khả năng tự co giãn để hít thở không cần sự tham gia của ý thức
  • B. Trung tâm điều khiển hoạt động hô hấp ở người nằm ở hành não và cầu não
  • C. Trung khu hô hấp có khả năng tự phát xung hoạt động hay ức chế thay thế lẫn nhau
  • D. Hít thở sâu không phải là hoạt động hô hấp tự động mà có sự tham gia của ý thức

Câu 4: Chọn đáp án đúng về các nhân tố gây bệnh?

  • A. Vi khuẩn, virus, nấm, giun, sán
  • B. Ngô, khoai, sán, gạo
  • C. Các loại gia súc, gia cầm
  • D. Các loại động vật hoang dã

Câu 5: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

  • A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh
  • B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
  • C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
  • D. Cao, tốc độ máu chạy chậm

Câu 6: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?

  • A. phổi của chim
  • B. phổi của bò sát
  • C. phổi và da của ếch nhái
  • D. da của giun đất

Câu 7: Những hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây?

  • A. điều hóa hấp thụ nước ở thận
  • B. duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu
  • C. điều hòa hấp thụ Na+ ở thận
  • D. điều hòa pH máu

Câu 8: Khí đi qua thành phế nang bằng

  • A. thẩm thấu
  • B. bay hơi
  • C. khuếch tán
  • D. lên men.

Câu 9: Bài tiết là gì?

  • A. Là là quá trình mà thận hoạt động đơn lẻ để bài tiết nước tiểu
  • B. Là quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể không sử dụng, các chất độc hại, các chất dư thừa
  • C. Là khả năng của cơ thể đẩy chất độc ra ngoài
  • D. Là quá trình mà cơ thể tiếp nhận thức ăn đầu vào và thải ra chất cặn bã

Câu 10: Ở người có các loại tiêu hóa nào?

  • A. Không bào và nội bào
  • B. Vật lý và sinh trưởng
  • C. Nội bào và cơ học
  • D. Cơ học và hóa học

Câu 11: Khi nói về cấu trúc và vai trò của thận, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Ở cầu thận có hệ thống mao mạch dày đặc, thành mỏng dễ trao đổi chất
  • B. Quá trình lọc ở cầu thận giúp duy trì cân bằng nội môi
  • C. Ở cầu thận có động mạch đến lớn còn động mạch nhỏ đi
  • D. Cấu trúc cầu thận hình cầu có hệ thống mao mạch bao quanh, giống cấu trúc phế nang ở phổi.

Câu 12: Quá trình dinh dưỡng gồm các giai đoạn là?

  • A. Lấy thức ăn, nhai, hấp thu, đồng hóa, thải chất cặn bã
  • B. Lấy thức ăn, tiêu biến, hấp thu, đồng hóa, thải chất cặn bã
  • C. Lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thu, dị hóa, thải chất cặn bã
  • D. Lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thu, đồng hóa, thải chất cặn bã

Câu 13: Albumin là một protein cân bằng nội môi có tác dụng như một hệ đệm?

  • A. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giảm nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
  • B. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô không thấm trở lại máu.
  • C. Làm giảm áp suất thẩm thấu của huyết tương, thấp hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
  • D. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.

Câu 14: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

  • A.Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.
  • B. Trong điều kiện thiếu Oxy, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí.
  • C. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp.
  • D. Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp.

Câu 15: Lá cây có màu xanh lục vì

  • A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Câu 16: Miễn dịch đặc hiệu

  • A. Có tính bẩm sinh
  • B. Có tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm tùy từng loại
  • C. Có tính tập nhiễm
  • D. Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên

Câu 17: Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật?

  • A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
  • B. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…
  • C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
  • D. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.

Câu 18: Trong sơ đồ chuyển hóa sau về mối qua hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào và cơ thể, tại sao quá trình đồng hóa và dị hóa lại là mũi tên hai chiều?

  • A. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng, rồi đồng hóa lại sử dụng năng lượng đó để tổng hợp chất…. cứ như vậy.
  • B. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng. Sau đó quá trình kết thúc.
  • C. Vì đồng hóa và dị hóa xảy ra 2 lần, còn các quá trình khác chỉ xảy ra duy nhất một làn trong cuộc đời sinh vật
  • D. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình tổng hợp và tích lũy năng lượng, rồi đồng hóa lại sử dụng năng lượng đó để tổng hợp chất…. cứ như vậy.

Câu 19: Hệ tuần hoàn có hai dạng là?

  • A. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kép
  • B. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở
  • C. Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn kép
  • D. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Câu 20: Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong

  • A. không bào tiêu hóa.
  • B. túi tiêu hóa.
  • C. ống tiêu hóa.
  • D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác