Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cây khế thuộc loại văn bản nào?

  • A. Truyền thuyết
  • B. Cổ tích
  • C. Truyện ngắn
  • D. Tiểu thuyết

Câu 2: Câu chuyện Vua chích chòe phê phán thói xấu nào?

  • A. Kiêu căng, ngạo mạn.
  • B. Dựa dẫm, ỷ lại.
  • C. Tham lam, ích kỉ.
  • D. Độc ác, xấu xa.

Câu 3: Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật được hiểu là?

  • A. Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết.
  • B. Dùng sơ đồ tư duy trình bày câu chuyện
  • C. Đọc lại câu chuyện cổ tích
  • D. Dùng ngôn ngữ nói, đóng vai nhân vật và kể lại câu chuyện cổ tích mà mình biết

Câu 4: Tại sao tác giả dân gian không miêu tả chi tiết nhân vật Sọ Dừa?

  • A. Vì truyện có quá nhiều tình tiết khác hấp dẫn
  • B. Dung lượng của truyện cổ tích không cho phép miêu tả kĩ về nhân vật
  • C. Nhân vật có tên riêng nhưng đại diện cho một loại người
  • D. Nhân vật có bề ngoài không mấy đặc biệt

Câu 5: Từ được cấu tạo theo công thức “bánh + x”: bánh rán, bánh dẻo, bánh mật, bánh nếp, bánh bèo… thuộc loại từ nào?

  • A. Từ ghép chính phụ
  • B. Từ láy hoàn toàn
  • C. Từ ghép đẳng lập
  • D. Từ láy bộ phận

Câu 6: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

  • A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
  • B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
  • D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 7: Câu thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 8: Câu văn sau sử dụng phép hoán dụ gì: 

Sói không sợ chó chăn cừu mà sợ sợi dây xích của nó. (Tục ngữ Nga)

  • A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
  • B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
  • C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
  • D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Câu 9: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

  • A. Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực
  • B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học
  • C. Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú
  • D. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế

Câu 10: Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
  • B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
  • C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
  • D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Câu 11: Truyện cổ tích, cái thiện luôn được khẳng định, đề cao, người hiền lành có thể gặp nhiều thiệt thòi xong cuối cùng vẫn có được cuộc sống hạnh phúc.

  • A. Kết thúc có hậu
  • B. Kết thúc bất ngờ
  • C. Kết thúc đúng thực tế
  • D. Kết thúc không thực tế

Câu 12: Trong văn bản Hai loại khác biệt, bài tập mà giáo viên đưa ra trong văn bản này là?

  • A. Trong 24 giờ trở nên khác biệt với mọi người
  • B. Trong 24 giờ trở nên hòa đồng với mọi người
  • C. Trong 12 giờ trở nên khác biệt với mọi người
  • D. Trong 12 giờ trở nên hòa đồng với mọi người

Câu 13: Thái độ đúng đắn khi thấy những sai lầm, khiếm khuyết của người khác là gì?

  • A. Cất tiếng cười hả hê.
  • B. Mặc kệ, không quan tâm.
  • C. Tác động đến tâm lí của họ.
  • D. Nói rõ sự thật, góp ý chân thành.

Câu 14: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, nếu không có nước, Trái Đất sẽ như thế nào?

  • A. Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi
  • B. Trái Đất sẽ chỉ có đất
  • C. Trái Đất sẽ biến thành sao Hỏa
  • D. Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời sẽ nhanh hơn

Câu 15: Từ "Sính lễ" trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nghĩa là

  • A. lễ vật dùng trong nghi lễ cúng tế trời đất.
  • B. lễ vật để dâng cúng tiên đế.
  • C. lễ vật quần thần dâng lên nhà vua.
  • D. lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.

Câu 16: Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

  • A. Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh
  • B. Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội
  • C. Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân
  • D. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Câu 17: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn “Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng” (Tô Hoài) là gì ?

  • A. Thu hút sự chú ý của người đọc vào cụm từ Cả tiền phạt, tiền thuốc ...
  • B. Nhấn mạnh việc liệt kê các loại tiền mà người nghe phải đóng.
  • C. Bộc sự quan tâm của người nói đối với người nghe.
  • D. Gồm ý A và B.

Câu 18: Đâu là câu mà vua sư tử Mu-pha-sa đã nói với Xim-ba?

  • A. “Tất cả chúng ta đều thuộc về vòng đời bất tận.”
  • B. “Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã, trong những biome khác nhau.”
  • C. “Trên Trái Đất, con người cũng chỉ là một loài sinh vật.”
  • D. “Có vẻ như con người bắt đầu tỉnh ngộ, biết nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt hơn, biết tìm cách chung sống hài hòa với muôn loài.”

Câu 19: Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?

  • A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
  • B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
  • C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
  • D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

Câu 20: Trong văn bản Trái Đất, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi nhắc đến Trái Đất?

  • A. Liệt kê
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 21: Đâu là chủ đề của văn bản Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi??

  • A. Lò Ngân Sủn – người con của núi
  • B. Gặp nhà thơ Lò Ngân Sủn
  • C. Lò Ngân Sủn và nhiều bài thơ về núi
  • D. Lò Ngân Sủn – cậu bé sinh ta từ Bản Qua

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo