Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyện Thánh Gióng không giải thích hiện tượng nào?
- A. Tre ngà có màu vàng óng
- B. Có nhiều ao hồ để lại
C. Thánh Gióng bay về trời
- D. Có làng mang tên làng Cháy
Câu 2: Từ nha sĩ, bác sĩ, y sĩ, ca sĩ, dược sĩ, thi sĩ được xếp vào nhóm từ gì?
- A. Từ ghép đẳng lập
B. Từ ghép chính phụ
- C.Từ đơn
- D. Từ láy hoàn toàn
Câu 3: Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì?
- A. Kể chuyện cho trẻ em nghe
- B. Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ
- C. Phê phán thói phá hại cuộc sống
D. Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta
Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Xe tôi bị hỏng vì vậy tôi …… đi bộ đi học.
- A. Bị
- B. Được
- C. Cần
D. Phải
Câu 5: Từ bao gồm mấy phần?
- A. Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung
B. Gồm hai phần: nội dung và hình thức
- C. Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt
- D. Không phân chia được
Câu 6: Theo văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4”, trong hội trận, 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp tượng trưng cho điều gì?
- A. Quân ta.
- B. Ông mục đồng.
- C. Ông tiểu cổ.
D. Quân địch.
Câu 7: Trong văn bản Vua chích chòe, vua cha đã quyết định như thế nào trước cách hành xử kiêu ngạo của con gái mình?
- A. Giam lỏng công chúa
- B. Mở tiếp cuộc chọn phò mã
C. Tuyên bố gả công chúa cho người ăn mày
- D. Ngồi giải thích cho con gái hiểu
Câu 8: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
- B. Theo vị trí của chúng trong câu
- C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
- D. Theo mục đích nói của câu
Câu 9: Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến ?
- A. Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du)
- B. Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài)
C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan)
- D. Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. (Kim Lân)
Câu 10: Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội
A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt
- B. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng
- C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho
- D. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua
Câu 11: Trong Bài tập làm văn, theo lời bố Ni-cô-la kể, ông được các thầy cô khen là có tác giả nào sau đây “trong người”?
- A. Ha-pơ Li
- B. Vích-to Huy-go
- C. Guy-li-am
D. Ban-dắc
Câu 12: Nụ cười nào được bàn luận trong bài Tiếng cười không muốn nghe?
- A. Hài hước
B. Chê bai, mỉa mai người khác
- C. Phê phán thói hư, tật xấu
- D. Trao gửi niềm tin yêu
Câu 13: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, tất cả mọi dạng sự sống đều tồn tại, phát triển theo điều gì?
- A. Lời nói của Chúa
- B. Ánh nắng Mặt Trời
- C. Thủy triều
D. Quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn
Câu 14: Câu văn dưới sử dụng phép hoán dụ gì?
Một số thủy thủ chất phác còn lại – chẳng bao lâu, chúng tôi đã phát hiện trên tàu vẫn còn có những thủy thủ như thế – thì lại là những tay khờ dại ra mặt.
(Đảo giấu vàng - Robert Louis Stevenson)
A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
- B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
- D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Câu 15: Nhận xét nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh?
A. Từ thế giới tâm linh
- B. Từ những người chịu nhiều đau khổ
- C. Từ chú bé mồ côi
- D. Từ những người đấu tranh quật khởi
Câu 16: Theo văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? sự cân bằng trong đời sống của muôn loài bị xáo trộn, phá vỡ là do đâu?
- A. Do quan hệ đối kháng giữa các loài quá mạnh
- B. Do quan hệ hỗ trợ giữa các loài quá mạnh
C. Do con người quá tự kiêu, thấy mình là chúa tể của cả thế giới, có thể tùy ý xếp đặt lại trật tự mà tạo hóa đã bền bỉ gây dựng
- D. Do các loài phải hứng chịu nhiều thiên tai
Câu 17: Từ mượn tiếng nước nào chiếm số lượng lớn nhất?
- A. Nga
B. Hán
- C. Nhật
- D. Pháp
Câu 18: Câu thơ “Lũ khác nhìn người như quả bóng trên sân” sử dụng biện pháp tu từ gì?
- A. Nhân hóa
B. Điệp ngữ
- C. So sánh
- D. Nói quá
Câu 19: Đâu là tên một tác phẩm của Lò Ngân Sủn?
A. Đỉnh núi xa vùng mãnh liệt
- B. Chiều tối
- C. Qua Đèo Ngang
- D. Sóng
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận