Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?
- A. Từ đơn và từ ghép
- B. Từ đơn và từ láy
- C. Từ đơn
D. Từ ghép và từ láy
Câu 2: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
- A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
- B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
- C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
- D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Câu 3: Theo văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4”, thời gian chuẩn bị cho Hội Gióng kéo dài bao lâu?
- A. Từ 1/3 đến 12/4 (tính theo lịch âm).
B. Từ 1/3 đến 5/4 (tính theo lịch âm).
- C. Từ 2/3 đến 6/4 (tính theo lịch âm).
- D. Từ 1/3 đến 9/4 (tính theo lịch âm).
Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:
Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có …………….. với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- A. quan hệ tương cận
- B. điểm gần gũi
C. nét tương đồng
- D. sự giống nhau y hệt
Câu 5: Đâu là tính cách ban đầu của công chúa trong truyện Vua chích chòe?
- A. Hiền lành
- B. Thông minh
- C. Tham lam
D. Kiêu ngạo
Câu 6: Xem người ta kìa! Được trích từ đâu?
- A. Văn mẫu hay
B. Tạp chí sông Lam
- C. Văn học nhà trường
- D. Văn học và cuộc sống
Câu 7: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?
- A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
- B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
- D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 8: Trong văn bản Hai loại khác biệt, ý nào không phải sự khác biệt mà các bạn học sinh lựa chọn?
- A. Mặc quần áo kì lạ
- B. Nhào lộn
C. Tụ tập chơi nhạc cụ
- D. Để kiểu tóc kì quặc
Câu 9: Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói ?
- A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản ghê gớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)
- B. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)
- C. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trọng Phụng)
D. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệp khách... (Thạch Lam)
Câu 10: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?
- A. Nhận thức hiện thực bằng sự ghi chép chân thực.
- B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học.
- C. Nhận thức và giải thích hiện thực không dựa trên cơ sở thực tế.
D. Nhận thức và giải thích hiện thực bằng trí tưởng tượng phong phú.
Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ (…) để hoàn thành câu:
“Những bức ảnh chụp từ các tàu vũ trụ cho thấy Trái Đất không khác gì (…) khổng lồ giữa không gian vũ trụ đen thẳm bao la.”.
- A. Hòn đá
- B. Viên ngọc
- C. Quả bóng
D. Giọt nước
Câu 12: Cho các từ: pê- đan, ten-nít, tuốc- nơ- vít, gác- đờ- xen là từ mượn tiếng nước nào?
- A. Nhật
B. Pháp
- C. Trung Quốc
- D. Anh
Câu 13: Trái Đất viết bằng ngôn ngữ nào?
A. Tiếng Nga
- B. Tiếng Avar
- C. Tiếng Phạn
- D. Tiếng Anh
Câu 14: Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi là văn bản?
A. Văn bản nghị luận
- B. Văn bản thông tin
- C. Văn bản hành chính – công vụ
- D. Văn bản tự sự
Câu 15: Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?
- A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
- B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
- C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử
Câu 16: Vì sao tên địa điểm trong truyện Thạch Sanh đều là tên riêng nhưng truyện vẫn mang tính phiếm chỉ?
- A. Vì không phải tất cả các nhân vật, địa điểm trong truyện đều có tên riêng
- B. Tác giả dùng tên riêng cho một số nhân vật thuyết phục người nghe về hiện thực trong tác phẩm
C. Đó chính là tên của cả một loại người, nhân vật đại diện
- D. Trong thực tế cuộc sống, không ai đặt tên là Thạch Sanh, Lí Thông
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 17 đến 21
Câu 17: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
(Khái Hưng, theo Ngữ văn 6, tập 2)
Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
- A. Song hành
- B. Quy nạp
- C. Diễn dịch
D. Bổ sung
Câu 18: Câu nào thể hiện chủ đề của đoạn văn trên?
- A. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất
B. Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng
- C. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành
- D. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
Câu 19: Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
A. Đầu đoạn
- B. Cuối đoạn
- C. Giữa đoạn
- D. Cả đầu và cuối đoạn
Câu 20: Với đoạn văn trên, nhận xét nào nói đúng nhất quan hệ ý nghĩa của các câu trong đoạn văn với nhau và với câu chủ đề?
- A. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
- B. Bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa
- C. Cùng làm rõ nội dung ý nghĩa của câu chủ đề
D. Gồm B và C
Câu 21: Dòng nào chỉ ra đúng nhất các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
A. So sánh, nhân hóa, điệp ngữ
- B. Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
- C. Ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh
- D. Điệp ngữ, nhân hóa, hoán dụ.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận