Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mẹ sinh ra vì trẻ cần điều gì?

  • A. Tình yêu và lời ru
  • B. Chuyện ngày xưa, ngày sau
  • C. Hiểu biết

Câu 2: Tác giả bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là:

  • A. Ta-go
  • B. Mai Văn Phấn
  • C. Xuân Quỳnh
  • D. Tạ Duy Anh

Câu 3: Bố cho trẻ điều gì?

  • A. Tình yêu và lời ru
  • B. Chuyện ngày xưa, ngày sau
  • C. Hiểu biết

Câu 4: Trẻ con sinh ra mắt sáng nhưng chưa nhìn thấy, bởi vậy mới sinh ra thứ gì?

  • A. Bóng đèn 
  • B. Vì sao 
  • C. Mặt trời 
  • D. Đèn pin

Câu 5: Bà kể cho trẻ điều gì?

  • A. Tình yêu và lời ru 
  • B. Chuyện ngày xưa, ngày sau 
  • C. Hiểu biết

Câu 6: Các nhân vật xuất hiện trong bài thơ là:

  • A. Trẻ em
  • B. Trẻ em, mẹ và bà
  • C. Trẻ em, mẹ, bà, bố
  • D. Trẻ em, mẹ, bà, bố và thầy giáo

Câu 7: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

  • A. Cây dừa, sãi tay bơi
  • B. Cỏ gà rung tai
  • C. Kiến hành quân đầy đường
  • D. Bố em đi cày về

Câu 8: Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?

  • A. Áo chàm đưa buổi phân li
  • B. Người cha mái tóc bạc
  • C. Ngày Huế đổ máu
  • D. Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Câu 9: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 10: Phép ẩn dụ trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 11: Em điền từ gì vào câu “Mai em sẽ đi… viện bảo tàng quân đội?”

  • A. thăm quan
  • B. tham quan
  • C. du lịch

Câu 12: Từ nào kết hợp được với “như lim”?

  • A. Đỏ
  • B. Đen
  • C. Nâu
  • D. Chắc

Câu 13: Nhận định nào là chính xác về nhà thơ Ta-go?

  • A. Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh
  • B. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Anh
  • C. Ta-go là nhà thơ cổ điển của Ấn Độ
  • D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ

Câu 14: Cụm từ “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng chỉ...

  • A. thiên nhiên hấp dẫn, kì thú
  • B. những thú vui hấp dẫn của cuộc đời
  • C. vừa chỉ thiên nhiên hấp dẫn kì thú vừa chỉ những thú vui hấp dẫn của cuộc đờ

Câu 15: Tác giả của bài thơ Mây và sóng là...

  • A. R. Ta-go
  • B. An-đéc-xen
  • C. Xuân Quỳnh
  • D. Pu-skin

Câu 16: Đâu là lí do để bài thơ Mây và sóng là bài thơ văn xuôi?

  • A. Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, biện pháp tu từ
  • B. Bài thơ có người kể chuyện, có nhân vật
  • C. Bài thơ không có vần
  • D. Bài thơ không có luật thơ, có cấu trúc câu giống như câu văn xuôi

Câu 17: Bài thơ được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

  • A. Đối thoại
  • B. Độc thoại
  • C. Độc thoại nội tâm
  • D. Đối thoại lồng trong độc thoại

Câu 18: Bài thơ thể hiện bằng ngôn ngữ nào?

  • A. Ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
  • B. Ngôn ngữ thơ ca lãng mạn bay bổng
  • C. Ngôn ngữ truyện trầm ngâm, sâu lắng
  • D. Ngôn ngữ tưởng tượng, liên tưởng

Câu 19: Công dụng của dấu hai chấm là gì?

  • A. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, lời nói của nhân vật, dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc trước lời đối thoại dùng kết hợp với dấu gạch ngang.
  • B. Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một ý nghĩa đặc biệt.
  • C. Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu.
  • D. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 20: Đại từ là gì?

  • A. Đại từ là từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
  • B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động.
  • C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 21: Công dụng của dấu ngoặc kép là gì?

  • A. Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một ý nghĩa đặc biệt.
  • B. Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu.
  • C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
  • D. Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp.
  • E. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 22: Trong bài thơ “Mây và sóng”, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ẩn dụ ấy có thể gợi cho em liên tưởng tới những đối tượng khác nào?

  • A. “Mây” và “sóng” mở ra những thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí.
  • B. “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, đầy hấp dẫn.
  • C. “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho những cám dỗ ở đời.
  • D. “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho những con người ưa thích khám phá vùng đất lạ.

Câu 23: Đại từ có mấy loại?

  • A. 2 loại
  • B. 3 loại
  • C. 4 loại
  • D. 5 loại

Câu 24: Em hãy đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:

“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,

Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng, Chúng ta chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các bạn?”

Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất, và đưa tay lên trời, em sẽ được nhấc bổng lên mây”

(R. Ta-go, Trích Mây và sóng)

Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Biện pháp tu từ nhân hóa
  • B. Biện pháp tu từ nói quá
  • C. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • D. Biện pháp tu từ so sánh

Câu 25: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “buổi sớm mai vàng”, “vầng trăng bạc” là:

  • A. Mở ra không gian đẹp, tràn ngập ánh sáng rực rỡ như dát vàng à gợi ý nghĩa về sự quý giá của mỗi khoảnh khắc thời gian.
  • B. Mở ra một không gian thiên nhiên, rực rỡ, lấp lánh ánh sáng, sắc màu vô cùng quyến rũ.
  • C. Mỹ lệ hóa vẻ đẹp của vầng trăng: sáng lấp lánh như chiếc đĩa làm bằng bạc.
  • D. Những hình ảnh ẩn dụ đã mở ra một không gian thiên nhiên, rực rỡ, lấp lánh ánh sáng, sắc màu vô cùng quyến rũ, khơi dậy tình yêu thiên nhiên và sự trân trọng mỗi khoảnh khắc quý giá của cuộc sống.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo