Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm nào chưa đúng về nhà văn Tô Hoài?

  • A. Tô Hoài sinh năm 1920.
  • B. Ông sinh ra ở mảnh đất Nghệ An giàu truyền thống cách mạng.
  • C. Ông viết văn từ trước cách mạng tháng Tám – 1945
  • D. Là nhà văn hiện đại Việt Nam, có nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Câu 2: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?

  • A. Chương I
  • B. Chương III
  • C. Chương VI
  • D. Chương X

Câu 3: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

  • A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao
  • B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ
  • C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch
  • D. Thân hình bình thường như bao con dế khác

Câu 4: Ai là tác giả của văn bản Bài học đường đời đầu tiên?

  • A. Nguyễn Thế Hoàng Linh
  • B. Tô Hoài
  • C. Ê-xu-pê-ri
  • D. Xuân Quỳnh

Câu 5: Đơn vị cấu tạo từ là gì?

  • A. Tiếng
  • B. Từ
  • C. Chữ cái
  • D. Nguyên âm

Câu 6: Khái niệm nào dưới đây chính xác và đầy đủ nhất về từ?

  • A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa
  • B. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu
  • C. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.
  • D. Từ được tạo thành từ một tiếng.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng với nhau.
  • B. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
  • C. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng với nhau nhờ phép láy âm.
  • D. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách láy âm.

Câu 8: Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 9: Hoàng tử bé đến từ đâu?

  • A. Trái Đất
  • B. Mặt trăng
  • C. Hành tinh khác
  • D. Dải ngân hà

Câu 10: Tác giả của Hoàng tử bé là ai?

  • A. Tô Hoài
  • B. Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri
  • C. Nguyễn Thế Hoàng Linh
  • D. An-đéc-xen

Câu 11: Ai/Điều gì đã cảm hóa hoàng tử bé?

  • A. Con cáo
  • B. Con người
  • C. Bông hồng
  • D. Vườn hoa hồng

Câu 12: Hoàng tử bé đã lặp lại lời của cáo mấy lần để cho nhớ?

  • A. 1 lần
  • B. 2 lần
  • C. 3 lần
  • D. 4 lần

Câu 13: Đâu không phải hoạt động mà tác giả gợi ý làm thay vì bắt nạt?

  • A. Chơi bóng
  • B. Học nhạc
  • C. Nhảy híp-hóp
  • D. Thử mù tạt

Câu 14: Bài thơ Bắt nạt ở trong tập thơ nào?

  • A. Ra vườn nhặt nắng
  • B. Mật thư
  • C. Em giấu gì ở trong lòng thế?
  • D. Lẽ giản đơn

Câu 15: Theo tác giả, những bạn nhút nhát là gì?

  • A. Cừu non
  • B. Hươu non
  • C. Thỏ non
  • D. Gà con

Câu 16: Tác giả đã liên hệ với ai khi nhắc đến việc bắt nạt?

  • A. Chính “tôi”
  • B. Bạn của mình
  • C. Những chú thỏ
  • D. Những chú chim

Câu 17: Cảm thông là gì?

  • A. Giai đoạn đầu của nhận thức, dựa trên cảm giác, chưa nắm được bản chất và quy luật của sự vật.
  • B. Hiểu thấu hoàn cảnh, chia sẻ một cách sâu sắc.
  • C. Dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà ngheo theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực.

Câu 18: Cảm hóa là gì?

  • A. Giai đoạn đầu của nhận thức, dựa trên cảm giác, chưa nắm được bản chất và quy luật của sự vật.
  • B. Hiểu thấu hoàn cảnh, chia sẻ một cách sâu sắc.
  • C. Dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà ngheo theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực.

Câu 19: Cảm tính là gì?

  • A. Giai đoạn đầu của nhận thức, dựa trên cảm giác, chưa nắm được bản chất và quy luật của sự vật.
  • B. Hiểu thấu hoàn cảnh, chia sẻ một cách sâu sắc.
  • C. Dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà ngheo theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực.

Câu 20: Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn, cáo đã nói với hoàng tử bé: “Người ta chỉ thấy rõ với trái tim”. Cụm từ “thấy rõ trái tim” nghĩa là gì?

  • A. “Thấy rõ với trái tim” là biết cảm thông, biết thấu hiểu người khác.
  • B. “Thấy rõ trái tim” là biết quan sát, cảm nhận, đánh giá về bạn bè và mọi người xung quanh với thái độ tôn trọng, cảm thông, thấu hiểu; với tình cảm yêu thương, gắn bó.
  • C. “Thấy rõ trái tim” là biết chia sẻ vui buồn, hờn, giận với người khác.
  • D. “Thấy rõ trái tim” là nhìn thấu được suy nghĩ, tình cảm của người khác.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo