Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử địa lí 5 Chân trời sáng tạo giữa học kì 1 (P1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo giữa học kì 1 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Việt Nam nằm gần trung tâm khu vực nào?
- A. Đông Bắc Á
B. Đông Nam Á
- C. Nam Á
- D. Trung Á
Câu 2: Phần đất liền của Việt Nam có hình dạng như thế nào?
- A. Hình chữ U
- B. Hình tròn
C. Hình chữ S
- D. Hình tam giác
Câu 3: Việt Nam tiếp giáp với quốc gia nào ở phía Bắc?
- A. Lào
B. Trung Quốc
- C. Thái Lan
- D. Cam-pu-chia
Câu 4: Vùng biển của Việt Nam thuộc biển nào?
A. Biển Đông
- B. Biển Hoa Đông
- C. Biển Đỏ
- D. Biển Nam Cực
Câu 5: Ba đảo lớn nhất của Việt Nam là những đảo nào?
A. Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu
- B. Phú Quốc, Cát Bà, Hòn Khoai
- C. Phú Quốc, Cái Bầu, Hòn La
- D. Phú Quốc, Cát Bà, Hạ Long
Câu 6: Trên đất liền, Việt Nam tiếp giáp ở phía bắc với:
A. Lào.
B. Trung Quốc.
C. Cam-pu-chia.
D. Phi-líp-pin.
Câu 7: Trên đất liền, Việt Nam tiếp giáp ở phía tây với:
A. Cam-pu-chia và Lào.
B. Biển Đông.
C. Trung Quốc.
D. Ma-lai-xi-a.
Câu 8: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm:
A. Vùng đất, vùng biển và vùng hải đảo.
B. Vùng đất, vùng biển.
C. Vùng đất, vùng đảo và quần đảo.
D. Vùng đất, vùng biển và vùng trời.
Câu 9: Phần đất liền Việt Nam có tổng diện tích:
A. 330 nghìn km2.
B. 331 nghìn km2.
C. 332 nghìn km2.
D. 333 nghìn km2.
Câu 10: Vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông với diện tích:
A. Khoảng 1 triệu km2.
B. Khoảng 1,1 triệu km2.
C. Khoảng 1,2 triệu km2.
D. Khoảng 1,3 triệu km2.
Câu 11: Năm 2002, Việt Nam kí:
A. Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.
- B. Công ước Liên hợp quốc về luật Biển.
- C. Tuyên bố chủ quyền ở biên Đông.
- D. Đánh dấu chủ quyền quốc gia tại Liên hợp quốc.
Câu 12: Biển đảo Việt Nam là:
- A. Một bộ phận quan trọng của kinh tế Việt Nam.
B. Một bộ phận quan trọng của lãnh thổ Việt Nam.
- C. Một bộ phận quan trọng của tỉnh Kiên Giang.
- D. Một bộ phận quan trọng của tỉnh Khánh Hòa.
Câu 13: Qua nhiều thế kỉ, ông cha ta đã làm gì để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông?
- A. Chiến tranh với các nước ở biên giới.
- B. Chiến tranh trên Biển Đông.
- C. Khẳng định chủ quyền trên bản đồ Việt Nam.
D. Không ngừng khẳng định và đấu tranh.
Câu 14: Năm 1838, vua Minh Mạng cho vẽ:
- A. Đại Nam thống nhất toàn đồ.
- B. Bản quốc dư đồ.
C. Đại Nam địa dư toàn đồ.
- D. An Nam đại quốc họa đồ.
Câu 15: Đâu là đáp án đúng khi nói về Phú Quốc?
- A. Năm 2020, Phú Quốc trở thành thành phố đảo đầu tiên.
- B. Năm 2022, Phú Quốc trở thành thành phố đảo đầu tiên.
C. Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam.
- D. Phú Quốc là hòn đảo lớn thứ hai Việt Nam.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về Khao lễ thế lính?
- A. Là một nghi lễ trang trọng được tổ chức trước khi đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ qunả lí và khai thác sản vật trên vùng biển ở quần đảo Hoàng Sa.
B. Là một nghi lễ trang trọng được tổ chức trước khi đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ qunả lí và khai thác sản vật trên vùng biển ở quần đảo Trường Sa.
- C. Khao lễ là lệ khao định kì hằng năm, còn thế lính là việc cúng thế mạng cho những bình phu ra đảo.
- D. Lễ thức gồm các lễ nhỏ như lễ yết, lễ cung nghinh, lễ thả thuyền,…
Câu 17: Đâu không phải là quần đảo thuộc tỉnh Kiên Giang?
- A. Kiên Hải.
- C. Phú Quốc.
B. Trường Sa.
- D. Nam Du.
Câu 18: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Nước ta có mật độ dân số khá cao. Dân cư phân bố không đồng đều giữa…
- A. Đồi núi và ven biển; thành thị và nông thôn.
- B. Trung du và thành phố; thành thị và nông thôn.
- C. Đồi núi và ven biển; trung du và thành phố.
D. Đồng bằng và miền núi; thành thị và nông thôn.
Câu 19: Mục đích phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước nhằm:
A. Sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tốt hơn tiềm năng mỗi vùng.
- B. Giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động.
- C. Góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân.
- D. Nâng cao tỉ lệ dân số thành thị.
Câu 20: Miền núi ở nước ta có mật độ dân số thấp do đâu?
A. Kinh tế xã hội chưa phát triển.
- B. Thiếu tài nguyên cho sự phát triển công nghiệp.
- C. Khí hậu phân hóa theo độ cao.
- D. Tài nguyên đất, nước bị hạn chế.
Bình luận