Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo giữa học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đến đầu thế kỉ XVII, người đứng đầu nhà nước phong kiến chuyên chế ở Anh là

  • A. vua Lu-I XVI.
  • B. vua Sác-lơ I.
  • C. Na-pô-lê-ông Đại đế.
  • D. vua Ni-cô-lai II.

Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình nước Anh đầu thế kỉ XVI?

  • A. Nền kinh tế chuyển sang thời kì phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
  • B. Nông dân mất đất, sống nghèo khổ, bất bình với nhà nước phong kiến.
  • C. Quý tộc mới có thế lực lớn về kinh tế, muốn giành quyền lợi chính trị.
  • D. Xã hội phân chia thành 3 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3.

Câu 3: Cách mạng tư sản Anh bùng nổ vào thời gian nào?

  • A. Tháng 8/1642.
  • B. Tháng 12/1688.
  • C. Tháng 12/1773.
  • D. Tháng 9/1783.

Câu 4:  Sự kiện nào đánh dấu Cách mạng tư sản ở Anh đạt đến đỉnh cao?

  • A. Ô. Crôm-oen thiết lập chế độ độc tài quân sự (1653).
  • B. Vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa (1649).
  • C.Chế độ quân chủ chuyên chế được phục hưng (1660 - 1688).
  • D.Nghị viện đảo chính. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập (1688).

Câu 5: Cuộc Cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688) diễn ra dưới hình thức nào?

  • A. Nội chiến cách mạng.
  • B. Cải cách, duy tân đất nước.
  • C. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • D. Đấu tranh thống nhất đất nước.

Câu 6: Phát minh nào dưới đây là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX)?

  • A. Bản đồ gen người.
  • B. Trí tuệ nhân tạo.
  • C. Máy tính điện tử.
  • D. Động cơ hơi nước.

Câu 7: Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.
  • B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
  • C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
  • D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.

Câu 8: Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh của ai?

  • A. Giêm Ha-gri-vơ.
  • B. Ét-mơn các-rai.
  • C. Hen-ri Cót.
  • D. Giêm Oát.

Câu 9: Hen-ri Cót là tác giả của phát minh kĩ thuật nào dưới đây?

  • A. Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt.
  • B. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
  • C. Phương pháp luyện sắt thành thép.
  • D. Hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.

Câu 10: Năm 1790, Han-man đã phát minh ra

  • A. tàu thủy chạy bằng hơi nước.
  • B. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
  • C. phương pháp luyện sắt thành thép.
  • D. hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á?

  • A. Tư bản phương Tây có nhu cầu cao về nguyên liệu, nhân công, thị trường.
  • B. Đông Nam Á có vị trí quan trọng trong tuyến đường giao thương trên biển.
  • C. Kinh tế của các nước tư bản phương Tây đang bị Đông Nam Á cạnh tranh.
  • D. Khu vực Đông Nam Á có tài nguyên phong phú, nguồn nhân công dồi dào

Câu 12: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là

  • A. Việt Nam.
  • B. Xiêm.
  • C. Mi-an-ma.
  • D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 13: Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?

  • A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
  • B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
  • C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.
  • D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.

Câu 14: Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc nào ở Đông Nam Á?

  • A. Ma-lắc-ca.
  • B. Đại Việt.
  • C. Lan Xang.
  • D. Cam-pu-chia.

Câu 15: Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan?

  • A. Mi-an-ma.
  • B. Phi-líp-pin.
  • C. In-đô-nê-xi-a.
  • D. Cam-pu-chia.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?

  • A. Sản xuất trì trệ, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra.
  • B. Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.
  • C. Mạc Đăng Dung tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê.
  • D. Đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền hành.

Câu 17:  Năm 1527, Mạc Đăng Dung đã phế truất vị vua nào?

  • A. Lê Chiêu Thống.
  • B. Lê Anh Tông.
  • C. Lê Cung Hoàng.
  • D. Lê Hiển Tông.

Câu 18: Trong những năm 1527 - 1592, chính quyền nhà Mạc chỉ quản lí được khu vực từ

  • A. Hà Tĩnh trở ra phía bắc.
  • B. Nghệ An trở ra phía bắc.
  • C. Thanh Hóa trở ra phía bắc.
  • D. Ninh Bình trở ra phía bắc.

Câu 19: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều ở Đại Việt (thế kỉ XVI) diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

  • A. Nhà Mạc - nhà Lê.
  • B. Họ Trịnh - họ Nguyễn.
  • C. Họ Mạc - họ Nguyễn.
  • D. Họ Lê - họ Trịnh.

Câu 20: Không chấp nhận địa vị chính thống của nhà Mạc, nhiều cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã

  • A. đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, lập ra Nam triều, đối đầu với nhà Mạc.
  • B. tiến hành đảo chính, lật đổ nhà Mạc, đưa Lê Cung Hoàng trở lại ngôi vua.
  • C. đưa Lê Duy Ninh vào vùng Thuận Hóa, lập nên chính quyền Đàng Trong.
  • D. dấy binh nổi dậy khởi nghĩa ở Cao Bằng, với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác