Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?

  • A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
  • B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.
  • C. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.
  • D. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

Câu 2: Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.
  • B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
  • C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.
  • D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.

Câu 3: Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?

“Được tin cấp báo, hỏi ai

Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng

Ngọc Hồi khí thế thêm hăng

Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh

Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh

Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”

  • A. Nguyễn Huệ.
  • B. Trần Bình Trọng.
  • C. Bùi Thị Xuân.
  • D. Trần Quốc Toản.

Câu 4:  Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?

  • A. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.
  • B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
  • C. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.
  • D. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

Câu 5: rận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785)?

  • A. Tốt Động - Chúc Động.
  • B. Rạch Gầm - Xoài Mút.
  • C. Chi Lăng - Xương Giang.
  • D. Ngọc Hồi - Đống Đa.

Câu 6: Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

  • A. ngày càng sâu sắc.
  • B. được giải quyết triệt để.
  • C. có xu hướng suy giảm.
  • D. không tồn tại trong xã hội.

Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng tác động của cách mạng công nghiệp đến đời sống kinh tế của con người?

  • A. Làm xuất hiện nhiều khu công nghiệp, thành phố lớn.
  • B. Tăng năng suất lao động; tạo ra nguồn của cải dồi dào.
  • C. Thúc đẩy ngành giao thông vận tải, nông nghiệp phát triển.
  • D. Chuyển dịch dân cư từ các thành phố lớn về vùng nông thôn.

Câu 8: Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - XIX), phát minh nào đã làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại?

  • A. Điện thoại thông minh.
  • B. Máy tính điện tử.
  • C. Hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.
  • D. Rô-bốt thông minh.

Câu 9: Nhân vật nào dưới đây được vinh danh là “Người đã nhân lên gấp bội sức mạnh cho con người”?

  • A. Giêm Ha-gri-vơ.
  • B. Ét-mơn các-rai.
  • C. Hen-ri Cót.
  • D. Giêm Oát.

Câu 10:  Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

  • A. Sản xuất phát triển dưới thời cai trị của Mạc Đăng Doanh.
  • B. Sản xuất suy giảm khi xung đột Nam - Bắc triều diễn ra.
  • C. Ruộng công nhiều hơn ruộng tư, nông dân không thiếu ruộng.
  • D. Từ cuối thế kỉ XVI, sản xuất nông nghiệp dần ổn định trở lại.

Câu 11: Những vùng nông nghiệp trù phú nhất Đại Việt trong các thế kỉ XVII - XVIII là lưu vực

  • A. sông Hồng và sông Đà.
  • B. sông Gianh và sông Thu Bồn.
  • C. sông Hồng và sông Thái Bình.
  • D. sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

Câu 12: Những nghề thủ công mới xuất hiện ở Đại Việt trong các thế kỉ XVII, XVIII là

  • A. khai mỏ, khắc bản in, làm đường cát trắng,…
  • B. đúc đồng, dệt lụa, làm giấy,…
  • C. khắc bản in, làm giấy, dệt lụa,…
  • D. làm đường cát trắng, làm thủy tinh, gốm sứ,…

Câu 13: Các đô thị nổi tiếng ở Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là

  • A. Kẻ Chợ, Phố Hiến,…
  • B. Thanh Hà, Hội An,…
  • C. Bến Nghé, Cù Lao Phố,…
  • D. Mỹ Tho, Tiền Giang,…

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

  • A. Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các đô thị dần suy tàn, dân cư thưa thớt.
  • B. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi, thường họp theo phiên.
  • C. Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước, như: Nhật Bản, Hà Lan,…
  • D. Sự phát triển của thương mại đã dẫn đến sự hưng khởi của nhiều đô thị.

Câu 15: Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã

  • A. hình thành và bước đầu phát triển.
  • B. phát triển đến đỉnh cao.
  • C. rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
  • D. sụp đổ hoàn toàn.

Câu 16: Đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?

Tư liệu. “… hễ có ai có nghề nghiệp gì cũng căn cứ vào đấy mà đánh thuế, bèn đi đến chỗ: có người vì phải nộp thuế sơn sống mà đẵn cả cây sơn; vì phải nộp thuế vải lụa mà hủy bỏ khung cửi…; thu thuế cá, thuế tôm mà người ta cất giấu cả vó lưới…” (Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch của Viện sử học), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007)

  • A. Cuộc sống thanh bình, thịnh trị, ấm no của nhân dân Đàng Ngoài.
  • B. Sự sa sút của sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII.
  • C. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài vơ vét, bóc lột nhân dân.
  • D. Các chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Lê - Trịnh.

Câu 17: Trong những năm 1739 - 1769, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?

  • A. Nguyễn Danh Phương.
  • B. Hoàng Công Chất.
  • C. Nguyễn Hữu Cầu.
  • D. Nguyễn Nhạc.

Câu 18: Năm 1740, Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân, nổi dậy khởi nghĩa ở

  • A. Việt Trì (Phú Thọ).
  • B. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
  • C. Tiên Du (Bắc Ninh).
  • D. Tân Trào (Tuyên Quang).

Câu 19: Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương kết thúc vào năm nào?

  • A. 1769.
  • B. 1751.
  • C. 1741.
  • D. 1739.

Câu 20: Trong những năm 1741 - 1751, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?

  • A. Hoàng Công Chất.
  • B. Nguyễn Hữu Cầu.
  • C. Hoàng Hoa Thám.
  • D. Nguyễn Danh Phương.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác