Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quân Xiêm dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1784?

  • A. Lê Chiêu Thống cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.
  • B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Xiêm.
  • C. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.
  • D. Chính quyền chúa Nguyễn lấn chiếm lãnh thổ của Xiêm.

Câu 2: Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?

  • A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
  • B. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
  • C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
  • D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.

Câu 3: Đến giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã làm chủ được một vùng rộng lớn từ

  • A. Quảng Nam đến Bình Thuận.
  • B. Bình Thuận đến Gia Định.
  • C. Quảng Nam đến Gia Định.
  • D. Phú Xuân đến Gia Định.

Câu 4: Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng

  • A. núi Chí Linh (Hải Dương).
  • B. Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).
  • C. núi Tam Điệp (Ninh Bình).
  • D. Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai).

Câu 5: Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong

  • A. được hình thành và bước đầu phát triển.
  • B. phát triển đến đỉnh cao.
  • C. ngày càng suy yếu, khủng hoảng.
  • D. đã sụp đổ hoàn toàn.

Câu 6: Năm 1790, Han-man đã phát minh ra

  • A. tàu thủy chạy bằng hơi nước.
  • B. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
  • C. phương pháp luyện sắt thành thép.
  • D. hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.

Câu 7: Hen-ri Cót là tác giả của phát minh kĩ thuật nào dưới đây?

  • A. Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt.
  • B. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
  • C. Phương pháp luyện sắt thành thép.
  • D. Hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.

Câu 8: Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh của ai?

  • A. Giêm Ha-gri-vơ.
  • B. Ét-mơn các-rai.
  • C. Hen-ri Cót.
  • D. Giêm Oát.

Câu 9: Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.
  • B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
  • C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
  • D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.

Câu 10: Phát minh nào dưới đây là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX)?

  • A. Bản đồ gen người.
  • B. Trí tuệ nhân tạo.
  • C. Máy tính điện tử.
  • D. Động cơ hơi nước.

Câu 11: Câu ca dao nào dưới đây không đề cập đến các làng nghề thủ công truyền thống người Việt?

  • A. “Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”.
  • B. “Quê em có đá Ngũ Hành/ Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng”.
  • C. “Tiếng đồn con gái Nghĩa Đô/ Quanh năm làm giấy cho vua được nhờ”.
  • D. “Chợ huyện một tháng sáu phiên/ Gặp cô hàng xén kết duyên Châu - Trần”.

Câu 12: Tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt từ đầu thế kỉ XVI?

  • A. Nho giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Thiên Chúa giáo.
  • D. Đạo giáo.

Câu 13:  Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu nhất của nhân dân Đại Việt ở thế kỉ XVI - XVIII là

  • A. “Cung oán ngâm khúc”.
  • B. “Tụng giá hoàn kinh sư”.
  • C. “Nam quốc sơn hà”.
  • D. “Bình Ngô đại cáo”.

Câu 14: Người có công lớn trong việc hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là

  • A. F. Gác-ni-ê.
  • B. A-lếch-xăng Đơ-Rốt.
  • C. H. Ri-vi-e.
  • D. P. Đu-me.

Câu 15: Lê Quý Đôn là tác giả của bộ sử nào dưới đây?

  • A. Phủ biên tạp lục.
  • B. Ô châu cận lục.
  • C. Thiên Nam ngữ lục.
  • D. Đại Nam thực lục.

Câu 16: Trong quá trình hoạt động, nghĩa quân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo đã nêu cao khẩu hiệu nào dưới đây?

  • A. “Phù Lê - diệt Trịnh”.
  • B. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.
  • C. “Phù Trịnh - diệt Nguyễn, thống nhất giang sơn”.
  • D. “Cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo”.

Câu 17: Điểm giống nhau cơ bản giữa các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài do: Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo là gì?

  • A. Thắng lợi, lật đổ chính quyền Lê - Trịnh.
  • B. Diễn ra quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.
  • C. Hoạt động chủ yếu tại Thanh Hóa, Nghệ An.
  • D. Nêu cao khẩu hiệu “Phù Trịnh - diệt Nguyễn”.

Câu 18: Vào giữa thế kỉ XVIII, sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Đàng Ngoài đã

  • A. làm lung lay chính quyền chúa Nguyễn.
  • B. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Lê - Trịnh.
  • C. làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.
  • D. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn.

Câu 19:  Phong trào nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt giữa thế kỉ XVIII?

  • A. Buộc vua Lê phải cải cách toàn diện đất nước.
  • B. Khiến chính quyền chúa Nguyễn khủng hoảng.
  • C. Buộc chúa Nguyễn thực hiện một số cải cách.
  • D. Làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.

Câu 20:  Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng

  • A. núi Chí Linh (Hải Dương).
  • B. Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).
  • C. núi Tam Điệp (Ninh Bình).
  • D. Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai).

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác