Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời bài 8 Phong trào Tây Sơn

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Phong trào Tây Sơn - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phong trào Tây Sơn do ai đứng lên lãnh đạo?

  • Nguyễn Nhạc
  • Nguyễn Huệ
  • Nguyễn Lữ
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2: Phong trào nông dân tiêu biểu từ giữa thế kỉ XVIII là?

  • Phong trào Tây Sơn
  • Phong trào Cần Vương
  • Phong trào Đồng Khởi
  • Phong trào nông dân

Câu 3: Từ giữa thế kỉ XVIII, mâu thuẫn nào dâng cao?

  • Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
  • Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
  • Mâu thuẫn giữa nhân dân với quan lại
  • Đáp án khác

Câu 4: Đâu là trận đánh quyết định trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm?

  • Trận thành Thăng Long
  • Trận thành Phú Xuân
  • Trận Rạch Gầm - Xoài Mút
  • Trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Câu 5: Đâu là trận đánh quyết định trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh?

  • Trận thành Thăng Long
  • Trận thành Phú Xuân
  • Trận Rạch Gầm - Xoài Mút
  • Trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Câu 6: Cuộc kháng chiến Chống quân xâm lược Xiêm diễn ra vào?

  • 1785
  • 1786
  • 1789
  • 1790

Câu 7: Cuộc kháng chiến Chống quân xâm lược Thanh diễn ra vào?

  • 1785
  • 1786
  • 1789
  • 1790

Câu 8: Đâu là đáp án thể hiện tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII ?

  • Nông dân: đói khố, bần cùng do bị tước đoạt ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng cùng các nghĩa vụ lao dịch với nhà nước.
  • Các tầng lớp khác: cuộc sống khổ cực do phải chịu nhiều thứ thuế, nghĩa vụ lao dịch.
  • Triều đình: vơ vét nhân dân thông qua các loại thuế
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa gì đối với chiến thắng?

  • Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đã tái khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập, chủ quyền
  • Nêu cao được tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến
  • Đứng lên kịp thời đoàn kết lực lượng toàn dân trong một mặt trận thống nhất
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Kết quả của trận Ngọc Hồi - Đống Đa là?

  • Quân Thanh đại bại
  • Tướng giặc là Sầm Nghi Đống cùng đường phải tự tử
  • Tôn Sĩ Nghị vội vã bỏ thành, vượt sông và rút chạy về nước
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Khi vua Quang Trung dẫn đại quân công phá đồn Ngọc Hồi (Hà Nội) thì cánh quân của đô đốc Long tấn công vào? 

  • Gò Vấp
  • Đồn Ngọc Hồi (Hà Nội)
  • Đồn Đống Đa (Hà Nội)
  • Phủ Gia Định

Câu 12: Vua Quang Trung dẫn đại quân công phá đồn Ngọc Hồi (Hà Nội) vào ngày?

  • Mùng 2 tết Kỉ Dậu (tức ngày 27/1/1789)
  • Mùng 3 tết Kỉ Dậu (tức ngày 28/1/1789)
  • Mùng 4 tết Kỉ Dậu (tức ngày 29/1/1789)
  • Mùng 5 tết Kỉ Dậu (tức ngày 30/1/1789)

Câu 13: Đâu là kết quả của trận Rạch Gầm - Xoài Mút?

  • Chỉ trong vòng một ngày, gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt
  • Quân Tây Sơn đã làm chủ được vùng Gia Định
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

Câu 14: Sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dụ quân nào vào trận địa mai phục?

  • Pháp
  • Mã Lai
  • Tưởng
  • Xiêm

Câu 15: Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên?

  • Gia Định
  • Thành Phú Xuân
  • Sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang)
  • Đáp án khác

Câu 16: Đâu là nét chính về quá trình lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài của nghĩa quân Tây Sơn?

  • Sau khi giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến thẳng ra Đàng Ngoài
  • Tháng 7/1786, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, lật đổ chúa Trịnh, rồi giao lại chính quyền cho vua Lê
  • Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn, chính quyền nhà Lê hoàn toàn sụp đổ
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 17: Từ năm 1776 - 1783, quân Tây Sơn có mấy lần đánh vào Gia Định?

  • 2 lần 
  • 3 lần
  • 4 lần
  • 5 lần

Câu 18: Trong quá trình lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, nghĩa quân Tây Sơn gặp khó khăn gì?

  • Phía Bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân
  • Ở vùng Gia Định (phía Nam) có quân của chúa Nguyễn
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

Câu 19: Đâu là nét chính về quá trình lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong của nghĩa quân Tây Sơn?

  • Đến giữa năm 1774, nghĩa quân kiểm soát được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
  • Quân Tây Sơn tạm hòa hoãn với quân Trịnh, tập trung lực lượng tấn công quân của chúa Nguyễn
  • Trong lần tiến quân năm 1777, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Vì sao phong trào Tây Sơn được nhân dân Đàng Trong ủng hộ?

  • Phong trào Tây Sơn bùng nổ xuất phát từ mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền phong kiến Đàng Trong
  • Mục tiêu ban đầu của phong trào này là: chống lại chính quyền chúa Nguyễn, giành lại cuộc sống ấm no
  • Trong thời gian đầu, phong trào Tây Sơn nêu lên khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo” để hiệu triệu, tranh thủ sự ủng hộ và tập hợp đông đảo quần chúng bị áp bức
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 21: Giữa thế kỉ XVIII, tình hình chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào?

  • Nhà nước phong kiến tăng cường vơ vét nhân dân thông qua các loại thuế
  • Quan lại nhũng nhiễu dân chúng
  • Sản xuất nông nghiệp suy giảm, thủ công nghiệp - thương nghiệp trì trệ
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 22: Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là?

  • Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê
  • Xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia
  • Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 23: Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn laf?

  • Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân
  • Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

Câu 24: Thắng lợi tiêu biểu đánh dấu sự nghiệp nhà Tây Sơn là?

  • Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh
  • Chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1785)
  • Chiến thắng quân Thanh xâm lược (1789)
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 25: Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn là?

  • Sự chia rẽ, rạn nứt của các khối đoàn kết
  • Mâu thuẫn giữa các vùng trong cả nước và giữa các nước với nhau
  • Bộ máy cai trị của chính quyền thực dân ngày càng bành trướng
  • Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác