Dễ hiểu giải Lịch sử 8 chân trời bài 8 Phong trào Tây Sơn

Giải dễ hiểu bài 8 Phong trào Tây Sơn. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 8 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8: PHONG TRÀO TÂY SƠN

1. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ PHONG TRÀO TÂY SƠN.

CH1: Dựa vào tư liệu 8.1 (SGK trang 40) và thông tin trong bài, em hãy cho biết tại sao phong trào Tây Sơn bùng nổ. 

Giải nhanh:

  • Cuối thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu
  • Chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề.

=> Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong lên đến đỉnh điểm.

CH2: Theo em, tại sao phong trào Tây Sơn được nhân dân Đàng Trong ủng hộ? 

Giải nhanh:

Vì mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Đàng Trong đã lên đến đỉnh điểm

2. NHỮNG THẮNG LỢI TIÊU BIỂU CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN.

a) Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh:

CH: Nêu những nét chính về quá trình lật đổ chúa Trịnh, chúa Nguyễn và vua Lê của nghĩa quân Tây Sơn. 

Giải nhanh:

Giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.Chúa Trịnh Sâm cho quân vượt ranh giới sông Gianh, tấn công Phú Xuân (Thừa Thiên Huế), chúa Nguyễn vượt biển chạy vào Gia Định.

Từ 1776 - 1783: nghĩa quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Tháng 6 - 1786: Tây Sơn tấn công thành Phú Xuân, quân Trịnh nhanh chóng tan rã.

b) Chiến thắng quân xâm lược Xiêm (1785).

CH: Dựa vào thông tin trong bài, quan sát hình 8.2 và lược đồ 8.3 (SGK trang 41), em hãy mô tả lại chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785.

Giải nhanh:

Cuối tháng 7 - 1784, vua Xiêm phái 5 vạn quân thuỷ bộ kéo vào Gia Định

Rạng sáng ngày 19- 1- 1785, quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi đồng loạt cho thuỷ binh, bộ binh phối hợp từ các hướng tấn công vào đội hình quân Xiêm. Trong vòng một ngày, gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt. 

c) Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789).

CH1: Dựa vào thông tin trong bài, quan sát lược đồ 8.4 (SGK trang 42), em hãy mô tả lại trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789. 

Giải nhanh:

  • Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
  • Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

* Diễn biến:

  • Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch 
  • Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi.
  • Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.
  • Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

*Kết quả:  quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.

CH2: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa gì đối với chiến thắng? 

Giải nhanh:

  • Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, dùng danh nghĩa Hoàng đế để kêu gọi toàn dân cùng tham gia đánh giặc.
  • Việc lên ngôi vua khẳng định Đại Việt là một quốc gia đã có chủ, khẳng định quyền tự chủ, độc lập của dân tộc đối với quân xâm lược.

3. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN.

CH1: Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn. 

Giải nhanh:

  • Nguyên nhân thắng lợi:

- Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết 

- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

  • Ý nghĩa lịch sử:

- Lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

- Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc

CH2: Vua Quang Trung đã có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc ở thế kỉ XVIII? 

Giải nhanh:

  • Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.
  • Trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

CH1: Trình bày khái quát tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII theo mẫu dưới đây.

Triều đình: ?

Quan lại:?

Nông dân: ?

Các tầng lớp khác: ?

Giải nhanh:

Triều đình: suy yếu

Nông dân: bị lấn chiếm ruộng đất, phải nộp nhiều thứ thuế.

Quan lại: nhũng nhiễu dân chúng.

 

Các tầng lớp khác: Thương nhân, thợ thủ công bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. 

CH2: Hoàn thành bảng tóm tắt về hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm do Nguyễn Huệ - Quang Trung lãnh đạo theo mẫu dưới đây:

Cuộc kháng chiến

Thời gian

Trận đánh quyết định

Chống quân xâm lược Xiêm

?

?

Chống quân xâm lược Thanh

?

?

Giải nhanh:

Cuộc kháng chiến

Thời gian

Trận đánh quyết định

Chống quân xâm lược Xiêm

Tháng 7 – 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định

Rạng sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục đánh thẳng vào đội hình quân địch.

=> Kết quả: Quân Xiêm bị đánh tan

Trận Rạch Gầm – Xoài Mút

Chống quân xâm lược Thanh

Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu.

=> Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.

Trận Ngọc Hồi – Đống Đa

CH3: Hãy mô tả ngắn gọn (khoảng 5 dòng) về một di tích lịch sử hay công trình tưởng niệm có liên quan đến phong trào Tây Sơn mà em biết. 

Giải nhanh:

Bảo tàng Quang Trung: được xây dựng trên nền nhà cũ của anh em Nhà Tây Sơn, vị trí bao quanh Đền thờ Tây Sơn tam kiệt. Đây là nơi trưng bày 11.605 tư liệu, hiện vật liên quan đến phong trào Tây Sơn. Đây là một địa điểm vô cùng hấp dẫn để thăm quan và tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn hào hùng cũng như để tưởng nhớ công lao của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác