Tóm tắt kiến thức lịch sử 8 chân trời bài 8: Phong trào Tây Sơn

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 8 chân trời bài 8: Phong trào Tây Sơn. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ PHONG TRÀO TÂY SƠN

- Tình hình chính quyền phong kiến Đàng Trong:

+ Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần.

+ Quan lại nhũng nhiễu dân chúng.

+ Nhiều thứ thuế mới xuất hiện.

- Đời sống nhân dân: vô cùng cực khổ.

- Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ: bất bình trước chính quyền phong kiến suy đồi, phong trào Tây Sơn bùng nổ cuối thế kỉ XVIII. 

II. NHỮNG THẮNG LỢI TIÊU BIỂU CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN

1. Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê – Trịnh

Mốc sự kiện

Diễn biến chính

Năm 1774

- Nghĩa quân kiểm soát được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận. 

- Chúa Trịnh Sâm cho quân vượt ranh giới sông Gianh, tấn công Phú Xuân (Thừa Thiên Huế), chúa Nguyễn vượt biển chạy vào Gia Định. 

Năm 1776 – 1783

Nghĩa quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Năm 1786

Tây Sơn thành công Phú Xuân, quân Trịnh nhanh chóng tan rã.

Năm 1786 – 1788

- Quân Tây Sơn 3 lần tiến ra Thăng Long, đánh tan tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh và các thế lực cát cứ mới.

- Sông Gianh và hệ thống Lũy Thầy không còn là ranh giới chia đôi đất nước. 

2. Chiến thắng quân xâm lược Xiêm (1785)

- Chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Phúc Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu.

- Tháng 7/1784: vua Xiêm phái 5 vạn quân, chiếm đóng gần hết Tây Nam Bộ. 

- Tháng 1/1785: Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí trận địa trên đoạn sông từ Rạch Gầm tới Xoài Mút..

- 19/1/1785:

+ Quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trân địa mai phục. 

+ Thủy binh, bộ binh phối hợp tấn công từ các hình vào quân Xiêm.

+ Trong vòng 1 ngày, 4 vạn quân Tiêm bị tiêu diệt. 

+ Quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.

c. Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)

Phong trào Tây Sơn

III. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân.

+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. 

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.

+ Xóa bỏ tình trang chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.

+ Tạo điều kiện cơ bản cho sự thống nhất quốc gia, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 8: Phong trào Tây Sơn, kiến thức trọng tâm lịch sử 8 chân trời bài 8: Phong trào Tây Sơn, nội dung chính bài Phong trào Tây Sơn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác