Dễ hiểu giải Lịch sử 8 chân trời bài 19 Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Giải dễ hiểu bài 19 Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 8 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 19: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
1. SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NGUYỄN.
CH: Em hãy mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn.
Giải nhanh:
Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân
2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ.
CH1: Dựa vào thông tin trong bài, quan sát tư liệu 19.1, 19.3, sơ đô 19.2 (SGK trang 73, 74), em hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Việt Nam thời nhà Nguyễn và nêu sự khác nhau về cơ cấu hành chính tiệt Nam thời Gia Long và Minh Mạng.
Giải nhanh:
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền.
- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc.
- Về đối ngoại: thực thi "bang giao triều cống" với nhà Thanh; thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
CH2: Yếu tố quân chủ tập quyền được thể hiện như thể nào trong tư liệu 19.1 (SGK trang 73) ?
Giải nhanh:
Thể hiện ở việc tất cả quyền lực tập trung trong tay vua, vua là người đứng đầu nhà nước, có thẩm quyền cao nhất, tất cả các việc quan trọng của đất nước đều phải báo cáo với vua, do vua quyết định.
3. KINH TẾ.
a) Nông nghiệp:
CH1: Trình bày những nét chính về sự phát triển nông nghiệp thời Nguyễn.
Giải nhanh:
- Công cuộc khai hoang: Được đẩy mạnh
- Chính sách quân điền: Được đặt lại
- Đê điều: Tuy được sửa đắp nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra
CH2: Chính sách nào của nhà Nguyễn đạt hiệu quả cao nhất trong nông nghiệp? Tại sao?
Giải nhanh:
Chính sách khai hoang dưới hình thức doanh điền, cho phép đất khai hoang thành đất tư, trực tiếp chiêu mộ dân nghèo không có ruộng, cấp tiền, nông cụ, thóc giống cho dân khai hoang.
b) Thương nghiệp và thủ công nghiệp:
CH1: Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp có điểm gì nổi bật so với thời kì của các chúa Nguyễn?
Giải nhanh:
- Thủ công nghiệp: phát triển.
- Thương nghiệp: thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán.
CH2: Theo em, chính sách nào của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của giao thương? Vì sao?
Giải nhanh:
Chính sách thuế khóa, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của giao thương.
4. TÌNH HÌNH VĂN HÓA.
CH: Văn hóa thời Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX có những thay đổi nào?
Giải nhanh:
Về văn học:
- Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tác phẩm nổi tiếng
- Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức
- Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học: phản ánh cuộc sống lao động và khát vọng của nhân dân, phê pháp thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.
Về nghệ thuật:
- Văn nghệ dân gian: Nhã nhạc phát triển đến đỉnh cao
- Hội họa: nhiều dòng tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, ...
Về khoa học:
- Ghi nhận những bước đột phá trong biên soạn các công trình sử học
- Y dược học: nổi tiếng với bộ "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" (Lê Hữu Trác).
5. TÌNH HÌNH XÃ HỘI.
CH: Trình bày những nét chính về tình hình xã hội thời Nguyễn.
Giải nhanh:
- Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:
- Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào.
- Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân.
6. QUÁ TRÌNH THỰC THI CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA.
CH: Em hãy nêu những bằng chứng lịch sử chứng minh việc nhà Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Giải nhanh:
- Năm 1816, Hoàng đế Gia Long long trọng treo cờ của xứ Đàng Trong tại quần đảo Hoàng Sa.
- Dưới thời vua Minh Mạng: hằng năm cho binh thuyền ra đảo đo đạc. Ông cho quân mang theo các bài gỗ đến đó dựng làm dấu, ghi khắc chữ: "Minh Mang thứ 17, năm Bính Thân (1836); Nhà vua còn cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa, cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của đất nước lên Cửu đỉnh,...
- Thời Gia Long: Triều đình lập 2 đội Hoàng Sa và Bắc Hải
- Thời Minh Mạng: Hoạt động thực thi chủ quyền tiếp tục được đẩy mạnh.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
CH1: Lập bảng tóm tắt tình hình chính trị thời Nguyễn theo các mục sau: hành chính, luật pháp, quân đội, ngoại giao.
Giải nhanh:
Hành chính | Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc. Bộ máy nhà nước quân chủ đạt đến mức độ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. |
Luật pháp | Ban hành Hoàng Việt luật lệ |
Quân đội | Thân bình - Cấm binh và Tinh binh |
Ngoại giao | Thực thi “bang giao triểu cống” với nhà Thanh, đối đầu với Xiêm, buộc Lào, Chân Lạp thần phục; thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. |
CH2: Tìm hiểu thêm thông tin và cho biết những thành tựu văn hoá nào vào thời kì nhà Nguyễn được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới.
Giải nhanh:
Kinh Thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Kinh thành được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông. Các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
CH3: Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn ngày xưa có giá trị như thế nào đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia Việt Nam ngày nay?
Giải nhanh:
Cho thấy sự quan tâm của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với an ninh biển đảo, đồng thời thể hiện chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa đã sớm được ghi nhận. Điều này càng thôi thúc thế hệ trẻ của chúng ta ngày nay biết trân trọng, giữ vững an ninh, bảo vệ chủ quyền tại hai quần đảo của tổ quốc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận