5 phút giải Lịch sử 8 chân trời sáng tạo trang 72

5 phút giải Lịch sử 8 chân trời sáng tạo trang 72. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 19: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

1. SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NGUYỄN.

CH: Em hãy mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn.

2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ.

CH1: Dựa vào thông tin trong bài, quan sát tư liệu 19.1, 19.3, sơ đô 19.2 (SGK trang 73, 74), em hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Việt Nam thời nhà Nguyễn và nêu sự khác nhau về cơ cấu hành chính tiệt Nam thời Gia Long và Minh Mạng. 

CH2: Yếu tố quân chủ tập quyền được thể hiện như thể nào trong tư liệu 19.1 (SGK trang 73) ?

3. KINH TẾ.

a) Nông nghiệp:

CH1: Trình bày những nét chính về sự phát triển nông nghiệp thời Nguyễn. 

CH2: Chính sách nào của nhà Nguyễn đạt hiệu quả cao nhất trong nông nghiệp? Tại sao? 

b) Thương nghiệp và thủ công nghiệp:

CH1: Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp có điểm gì nổi bật so với thời kì của các chúa Nguyễn? 

CH2: Theo em, chính sách nào của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của giao thương? Vì sao? 

4. TÌNH HÌNH VĂN HÓA.

CH: Văn hóa thời Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX có những thay đổi nào? 

5. TÌNH HÌNH XÃ HỘI.

CH: Trình bày những nét chính về tình hình xã hội thời Nguyễn.

6. QUÁ TRÌNH THỰC THI CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA.

CH: Em hãy nêu những bằng chứng lịch sử chứng minh việc nhà Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

CH1: Lập bảng tóm tắt tình hình chính trị thời Nguyễn theo các mục sau: hành chính, luật pháp, quân đội, ngoại giao.

CH2: Tìm hiểu thêm thông tin và cho biết những thành tựu văn hoá nào vào thời kì nhà Nguyễn được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới.

CH3: Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn ngày xưa có giá trị như thế nào đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia Việt Nam ngày nay? 

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

1. SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NGUYỄN.

CH: Sự ra đời của nhà Nguyễn:

  • Năm 1792, vua Quang Trung qua đời => mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu.
  • Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).

2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ.

CH1: Đôi nét về chính trị thời Nguyễn:

  • Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
  • Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
  • Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.
  • Về đối ngoại: thực thi "bang giao triều cống" với nhà Thanh; thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

=>  - Thời Gia Long và Minh Mạng, nhà Nguyễn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền, nhưng dưới thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước đạt đến mức độ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

      - Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở nhưng sang thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

CH2: Quan sát tư liệu 19.1, có thể thấy yếu tố quân chủ tập quyền thể hiện ở việc tất cả quyền lực tập trung trong tay vua, vua là người đứng đầu nhà nước, có thẩm quyền cao nhất, tất cả các việc quan trọng của đất nước đều phải báo cáo với vua, do vua quyết định.

3. KINH TẾ.

a) Nông nghiệp:

CH1: Những nét chính về nông nghiệp thời Nguyễn:

  • Công cuộc khai hoang: Được đẩy mạnh nhưng ruộng đất hoang hóa vẫn còn nhiều.
  • Chính sách quân điền: Được đặt lại nhưng tổng diện tích ruộng đất công còn quá ít. Nông dân vẫn không có (hoặc thiếu) ruộng đất để cày cấy.
  • Đê điều: Tuy được sửa đắp nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá.

CH2: Chính sách khai hoang dưới hình thức doanh điền, cho phép đất khai hoang thành đất tư, trực tiếp chiêu mộ dân nghèo không có ruộng, cấp tiền, nông cụ, thóc giống cho dân khai hoang, lập nghiệp đã đem lại hiệu quả kích thích sản xuất nông nghiệp.

b) Thương nghiệp và thủ công nghiệp:

CH1: 

* Thủ công nghiệp: phát triển.

- Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ...

- Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn.

- Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng bị đánh thuế nặng.

* Thương nghiệp:

- Đất nước thống nhất thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán. Các đô thị, thị tứ phồn thịnh.

- Thuyền buôn nước ngoài thường xuyên đến buôn bán và nhà nước cũng trao đổi hàng hóa với họ như là Xiêm, Mã Lai, Trung Quốc, ... 

- Đặc biệt là có cả các thuyền buôn phương Tây được đến buôn bán ở một số hải cảng nhất định theo quy định của triều Nguyễn.

CH2: 

Chính sách thuế khóa nặng nề đã làm hạn chế nhiều hoạt động buôn bán, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của giao thương.

4. TÌNH HÌNH VĂN HÓA.

CH: 

Về văn học:

  • Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tác phẩm nổi tiếng: Truyện Kiều (Nguyễn Du); thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, ...
  • Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức: tục ngữ, ca dao, dân ca, ...
  • Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học: phản ánh cuộc sống lao động và khát vọng của nhân dân, phê pháp thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.

Về nghệ thuật:

  • Văn nghệ dân gian: Nhã nhạc phát triển đến đỉnh cao; xuất hiện các làn điệu: quan họ, trống quân, hát ví, ...
  • Hội họa: nhiều dòng tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, ...
  • Kiến trúc, điêu khắc: các công trình nổi tiếng như kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đình, ...

Về tôn giáo: Phật giáo phát triển, Công giáo được truyền bá tích cực => nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.

Về khoa học:

  • Ghi nhận những bước đột phá trong biên soạn các công trình sử học, tiêu biểu như "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", "Đại Nam thực lục", "Nhất thống địa dư chí", ...
  • Y dược học: nổi tiếng với bộ "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" (Lê Hữu Trác).

5. TÌNH HÌNH XÃ HỘI.

CH: 

Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:

- Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào.
- Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân.

  • Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến.
  • Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân. Nhà nước còn huy động sức người, sức của để phục vụ những công trình xây dựng kinh thành, lăng tẩm, dinh thự...

=> Đời sống nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng:

  • Sưu cao, thuế nặng. Nhà nước chia vùng để đánh thuế rất nặng, tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm một người dân đinh phải chịu 60 ngày lao động nặng nhọc.
  • Chế độ lao dịch nặng nề.
  • Thiên tai, mất mùa đói kém thường xuyên.
  • Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước.
  • Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh.

6. QUÁ TRÌNH THỰC THI CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA.

CH: Những bằng chứng lịch sử chứng minh việc nhà Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

  • Năm 1816, Hoàng đế Gia Long long trọng treo cờ của xứ Đàng Trong tại quần đảo Hoàng Sa.
  • Dưới thời vua Minh Mạng: hằng năm cho binh thuyền ra đảo đo đạc. Ông cho quân mang theo các bài gỗ đến đó dựng làm dấu, ghi khắc chữ: "Minh Mang thứ 17, năm Bính Thân (1836); Nhà vua còn cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa, cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của đất nước lên Cửu đỉnh,...
  • Thời Gia Long: Triều đình lập 2 đội Hoàng Sa và Bắc Hải với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả 2 quần đảo này.
  • Thời Minh Mạng: Hoạt động thực thi chủ quyền tiếp tục được đẩy mạnh. Việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện, nhà vua cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

CH1:

Hành chínhCả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ. Bộ máy nhà nước quân chủ đạt đến mức độ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
Luật phápBan hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là tuật Gia Long (gồm 398 điều và 7 chương), bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
Quân độiChia thành 3 bộ phận: Thân bình (bảo vệ nhà vua), Cấm binh (phòng thủ hoàng thành) và Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
Ngoại giaoThực thi “bang giao triểu cống” với nhà Thanh, đối đầu với Xiêm, buộc Lào, Chân Lạp thần phục; thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

CH2: Kinh thành Huế - quần thể kiến trúc đặc sắc được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn.

Kinh Thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Kinh Thành Huế được vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. 

Đại nội Huế

Kinh thành được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông. Các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.

Khinh thành Huế nhìn từ trên cao

Tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

Kinh thành Huế nhìn từ cửa ngọ môn

Kinh thành Huế dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thuỷ rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ Cố đô.

Kinh thành Huế

Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. 

CH3: Quá trình thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường xa cho thấy sự quan tâm của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với an ninh biển đảo, đồng thời thể hiện chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa đã sớm được ghi nhận. Điều này càng thôi thúc thế hệ trẻ của chúng ta ngày nay biết trân trọng, giữ vững an ninh, bảo vệ chủ quyền tại hai quần đảo của tổ quốc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 8 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 8 chân trời sáng tạo trang 72, giải Lịch sử 8 CTST trang 72

Bình luận

Giải bài tập những môn khác