5 phút giải Lịch sử 8 chân trời sáng tạo trang 20
5 phút giải Lịch sử 8 chân trời sáng tạo trang 20. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 3: TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
1. QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP CỦA TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY VÀO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á.
CH1: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày những nét chính trong quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
CH2: Tại sao Ma-lắc-ca (Malacca) lại trở thành mục tiêu đầu tiên của chủ nghĩa thực dân phương Tây?
2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY.
a) Tình hình chính trị:
CH: Nêu những nét chính về tình hình chính trị Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
b, Tình hình kinh tế:
CH1: Hình 3.5 và hình 3.6 (SGK trang 22, 23) cho em biết những ngành kinh tế nào được chính quyền thuộc địa chú trọng phát triển?
CH2: Theo em, chính sách cướp đoạt ruộng đất, "cưỡng bức trồng trọt" của chính quyền thực dân gây ra hậu quả gì cho người dân thuộc địa?
c, Tình hình xã hội:
CH1: Trình bày những nét chính về tình hình xã hội Đông Nam Á thời thực dân đô hộ.
CH2: Những chi tiết nào trong hình 3.8 (SGK trang 23) thể hiện những tầng lớp khác nhau trong xã hội và sự hiện diện của văn hóa phương Tây ở thành thị?
3. CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG ÁCH ĐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY Ở ĐÔNG NAM Á TỪ CUỐI THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX.
CH1: Cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây đã diễn ra như thế nào ở Đông Nam Á?
CH2: Dựa vào tư liệu 3.9 và 3.10 (SGK trang 24) , em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh của người dân In-đô-nê-xi-a chống lại ách đô hộ của thực dân Hà Lan?
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
CH1: Hoàn thành bảng thống kê các thuộc địa của thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á đến cuối thế kỉ XIX theo mẫu dưới đây:
Thực dân cai trị | Hà Lan | Anh | Pháp | Tây Ban Nha |
Các thuộc địa | ? | ? | ? | ? |
CH2: Hoàn thành bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây theo mẫu dưới đây:
Tình hình chính trị | Tình hình kinh tế | Tình hình xã hội | Tình hình văn hóa |
? | ? | ? | ? |
CH3: Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia trong phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á?
CH4: Tìm hiểu thêm về một người anh hùng dân tộc của các nước Đông Nam Á trong thời kì chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây. Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ giới thiệu về người anh hùng đó.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
1. QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP CỦA TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY VÀO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á.
CH1: Những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX:
Tên nước | Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập |
In-đô-nê-xi-a |
|
Mã Lai (Ma-lai-xi-a) và Miến Điện (Mi-an-ma) | Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp tranh chấp ảnh hưởng tại Mã Lai và Miến Điện. |
Phi-líp-pin | Giữa thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha đã xâm chiếm hầu hết quần đảo này và áp đặt ách thống trị suốt 350 năm. |
Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) | Từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp tìm mọi cách tranh giành phạm ví ảnh hưởng. |
Xiêm (Thái Lan) |
|
CH2: Ma-lắc-ca (Malacca) trở thành mục tiêu đầu tiên của chủ nghĩa thực dân phương Tây vì khu vực này là cửa ngõ đi từ Ấn Độ Dương vào vùng biển Đông.
2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY.
a) Tình hình chính trị:
CH:
Tình hình chính trị Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây:
+ Chính quyền các nước đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.
+ Bộ máy trung ương và các tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.
b, Tình hình kinh tế:
CH1: Chính quyền thuộc địa chủ yếu xây dựng công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản, mở rộng hệ thống đường giao thông phục vụ cho các chương trình khai thác thuộc địa.
CH2: Chính sách cướp đoạt ruộng đất, "cưỡng bức trồng trọt" khiến:
Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề.
Hình thành tầng lớp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tiểu tư sản trí thức, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
c, Tình hình xã hội:
CH1: Những nét chính về tình hình xã hội Đông Nam Á thời thực dân đô hộ:
Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á đã phá vỡ trật tự xã hội truyền thống. Một nền thống trị mới, mang đậm màu sắc kì thị chủng tộc và “ngu dân” được áp đặt.
Các giai cấp cũ vẫn tồn tại nhưng bị phân hoá. Một số tầng lớp mới xuất hiện: tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân, bắt đầu tham gia vào các hoạt động đấu tranh giành độc lập.
CH2: Một số chi tiết thể hiện những tầng lớp khác nhau trong xã hội và sự hiện diện của văn hóa phương Tây ở thành thị:
Có một người ăn mặc sang trọng ngồi trên xe ngựa, còn người ngồi phía sau là người đi theo hầu hạ.
Người phụ nữ và đứa bé trong bức ảnh ăn mặc sang trọng.
Các tòa nhà với kiến trúc phương Tây.
3. CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG ÁCH ĐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY Ở ĐÔNG NAM Á TỪ CUỐI THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX.
CH1:
- Các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á tuy khác nhau về thời điểm và hình thức đấu tranh nhưng đều cùng mục đích chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân.
+ Vào thế kỉ XVII, nhân dân trên quần đảo Ban-đa (Indonexia) vùng lên chống lại chính sách độc quyền cây hương liệu của công ty Đông Ấn Hà Lan. Đầu thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô làm rung chuyển chế độ cai trị của thực dân Hà Lan.
+ Ở Việt Nam, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ (1859 - 1867), làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra quyết liệt, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định (1862 - 1864), Nguyễn Trung Trực (1861, 1867),...
+ Ở Mi-an-ma, các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh cũng diễn ra quyết liệt từ năm 1824 đến năm 1885. Sau khi Mi-an-ma trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc địa, nhân dân Mi-an-ma tiến hành chiến tranh du kích trên toàn quốc. Phong trào chỉ tạm lắng xuống sau năm 1896.
CH2: Quan sát hình ảnh, có thể thấy tinh thần chiến đấu chống thực dân của nhân dân In-đô-nê-xia rất quyết liệt. Khi thủ lĩnh phong trào bị bắt, người dân đã vô cùng thương tiếc.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
CH1:
Thực dân cai trị | Hà Lan | Anh | Pháp | Tây Ban Nha |
Các thuộc địa | In-đô-nê-xi-a | Bán đảo Ma-lay-a, phía Bắc đảo Booc-nê-ô và Mi-an-ma. | 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. | Ma-lắc-ca |
CH2:
Tình hình chính trị | Tình hình kinh tế | Tình hình xã hội | Tình hình văn hóa |
- Chính quyền các nước đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân. - Bộ máy trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành. | - Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng. - Mở rộng hệ thống đường giao thông để phục vụ khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. - Cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền. | - Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa câu kết với thực dân bóc lột nông dân. - Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. - Hình thành tầng lớp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tiểu tư sản trí thức, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. | - Du nhập văn hóa phương Tây => Xung đột văn hóa, tôn giáo. - Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân. |
CH3: Các cuộc đấu tranh chống ách đô hộ phương Tây ở Đông Nam Á đều là các cuộc đấu tranh với hình thức tự phát với lực lượng tham gia là đông đảo các tầng lớp nhân dân.
CH4: Giới thiệu về anh hùng Nguyễn Trung Trực:
Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, ông tham gia và lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp. Trong suốt quá trình kháng chiến chống thực dân, nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội như đốt cháy tàu Espérance của giặc Pháp trên vàm Nhật Tảo (1861) hay cuộc tấn công vào đồn Kiên Giang (1868), tiêu diệt toàn bộ quân Pháp và lính giữ đồn. Sau những chiến công vang dội của Nguyễn Trung Trực, giặc Pháp và tay sai điên cuồng truy tìm ông, chúng treo giải thưởng cao cho ai bắt hoặc giết được ông. Độc ác hơn, chúng bắt giữ mẹ ông hòng gây áp lực, buộc ông đầu hàng; đồng thời chúng tăng cường lực lượng trấn áp nghĩa quân. Khi bị kẻ thù ra sức mua chuộc, dụ dỗ Nguyễn Trung Trực hiên ngang nói: “Tôi chỉ muốn làm một chức thôi, chức gì có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây", “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây". Biết không thể khuất phục được Nguyễn Trung Trực, ngày 27/10/1868, thực dân Pháp đã xử chém ông tại Rạch Giá, khi ông mới 30 tuổi.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 8 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 8 chân trời sáng tạo trang 20, giải Lịch sử 8 CTST trang 20
Bình luận