5 phút giải Lịch sử 8 chân trời sáng tạo trang 90
5 phút giải Lịch sử 8 chân trời sáng tạo trang 90. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 23: VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
1. TÁC ĐỘNG TỪ CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM.
CH1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã dẫn đến những thay đổi gì trong xã hội Việt Nam?
CH2: Tư liệu 23.2 (SGK trang 82) phản ánh mâu thuẫn cơ bản nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918.
CH1: Tư tưởng "khai dân trí, chấn dân khí" được thể hiện như thế nào qua những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?
CH2: Đọc tư liệu, em có đồng ý với quan điểm "chi bằng học" như là con đường ưu tiên để giành lấy độc lập tự do của dân tộc vào đầu thế kỉ XX không? Vì sao?
3. NHỮNG HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH.
CH: Em hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 đến năm 1917.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
CH1: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp cơ bản nào? Những giai cấp, tầng lớp này có địa vị khác nhau, nhưng theo em, họ có điểm gì chung?
CH2: Em hãy hoàn thành niên biểu về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917 theo mẫu dưới đây:
Thời gian | Địa điểm tới | Hình ảnh |
? | ? | ? |
? | ? | ? |
CH3: Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
1. TÁC ĐỘNG TỪ CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM.
CH1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã dẫn đến những thay đổi trong xã hội Việt Nam:
Giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm.
Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, lâm vào cảnh nghèo khổ, không lối thoát.
Đô thị phát triển dẫn đến sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, tri thức thành thị.
Sự ra đời đội ngũ công nhân Việt Nam.
CH2: Tư liệu 23.2 phản ánh mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918.
CH1:
* Phan Bội Châu (1867 - 1940):
- Năm 1904: thành lập Hội Duy tân
- Đầu năm 1905: sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.
- Năm 1912: thành lâp Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Đông (Trung Quốc).
- Đầu năm 1913: Quang phục hội đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai nhưng thất bại.
* Phan Châu Trinh (1872 - 1926):
- Năm 1906: mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhắm "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".
- Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội.
- Năm 1911: Phan Châu Trinh sang Pháp, thành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách trính trị ở Việt Nam.
CH2:
Em đồng ý với quan điểm "Chi bằng học" như một con đường ưu tiên để giành lấy độc lập tự do của dân tộc vào đầu thế kỉ XX vì:
Thực trạng của xã hội ta bấy giờ đã đen tối, bế tắc lắm rồi, nếu không mau chóng thức tỉnh để tiếp thu những tiến bộ, văn minh của thế giới, chắc chắn hậu quả về sau sẽ thật sự khôn lường. Phan Châu Trinh đã có tầm nhìn xa trông rộng khi cho rằng để giải quyết nguy cơ hậu quả cho mai sau, không thể trông cậy vào sự giúp đỡ của bất cứ một lực lượng nào mà cốt yếu là phải “tự lực khai hóa”, tự lực, tự cường mới chính là yếu tố để nhân dân ta giành được hạnh phúc, đất nước Việt Nam gấm vóc thoát ra khỏi “cũi lồng”. Hơn thế nữa, việc cầu viện nước ngoài chẳng khác nào tạo cho các thế lực ngoại xâm cơ hội để xâm chiếm đất nước.
Do đó, vận động nhân dân thức tỉnh, mở mang dân trí, trình độ văn hóa, phát triển ngành nghề… để tự cường, tự lực khai hóa là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất để tiến lên giành độc lập nước nhà.
3. NHỮNG HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH.
CH:
Năm 1908: Nguyễn Tất Thành đã tham gia cuộc biểu tình chống Sưu cao, thuế nặng của nhân dân Thừa Thiên Huế ngày 11 - 4 - 1908, bắt đầu cuộc đấu tranh yêu nước của mình.
5 - 6 - 1911: Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.
Năm 1911 - 1917: Nguyễn Tất Thành qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, tìm hiểu thực trạng ở các quốc gia bị đô hộ.
Năm 1917: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có những chuyển biến mạnh mẽ.
CH: Các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:
- Địa chủ phong kiến.
- Nông dân.
- Tư sản, tiểu tư sản.
- Công nhân.
Những giai cấp, tầng lớp này có địa vị khác nhau, nhưng theo em, họ đều có mâu thuẫn với chính quyền thực dân đô hộ và khát khao chiến đấu chống quân xâm lược, giải phóng dân tộc khỏi những áp bức, bóc lột của thực dân Pháp.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
CH1:
Thời gian | Địa điểm tới | Hình ảnh |
1911 | Pháp |
Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng, lên tàu Amiral Latouche Tréville của Pháp làm phụ bếp.
|
1911- 1917 | Các nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. |
Khách sạn Các-tơn (Luân Đôn), nơi Người làm phụ bếp trong thời gian ở Anh Khách sạn Omni Parker (Mỹ), nơi Người làm phụ bếp trong những năm 1912-1913
|
1917 | Pháp | Nguyễn Ái Quốc tại Đảng Xã hội Pháp
|
CH2: Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học: muốn đánh đuổi kẻ thù phải biết rõ kẻ thù của mình. Để đất nước Việt Nam có thể phát triển như ngày hôm nay, các nhà yêu nước xưa đã phải học hỏi, hy sinh rất nhiều để tìm ra một con đường đúng đắn nhất. Từ đó, em thấy được rằng, trước khi làm một việc gì đó, cần tích cực tìm tòi, nghiên cứu, vạch ra kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phải có được cái nhìn bao quát, hiểu được bản chất vấn đề thì chúng ta mới có những hành động chính xác và đi đến cái đích cuối cùng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 8 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 8 chân trời sáng tạo trang 90, giải Lịch sử 8 CTST trang 90
Bình luận