Dễ hiểu giải Lịch sử 8 chân trời bài 18 Đông Nam Á
Giải dễ hiểu bài 18 Đông Nam Á. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 8 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 18: ĐÔNG NAM Á
1. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á NỬA SAU THẾ KỈ XIX.
CH: Kể tên một số phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á vào nửa thế sau thế kỉ XIX.
Giải nhanh:
- Ở In-đô-nê-xi-a: Khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min.
- Ở Phi-lip-pin: Khởi nghĩa Bô-ni-pha-xi-ô
- Ở Việt Nam: Phong trào Cần vương.
- Cam-pu-chia: Khởi nghĩa của A-cha Xoa
2. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á ĐẦU THẾ KỈ XX.
CH: Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật?
Giải nhanh:
- Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục lan rộng dưới nhiều hình thức khác nhau, có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.
- Tầng lớp tư sản dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, các sĩ phu yêu nước Việt Nam nỗ lực truyền bá tư tưởng dân chủ, kêu gọi cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX còn có sự tham gia của tầng lớp trí thức và công nhân
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
CH1: Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Giải nhanh:
Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
CH2: Em hãy sưu tầm thông tin về một nhân vật lịch sử đã lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc của một nước trong khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Giải nhanh:
- Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động. Về sau, do có chỉ điểm và bị đánh úp, Trương Định đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận