Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời bài 6 Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Từ thế kỉ XVI đến XVIII, tôn giáo nào từng bước suy thoái khi tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước?

  • Nho giáo
  • Đạo giáo
  • Phật giáo.
  • Thiên chúa giáo

Câu 2: Trong các thế kỉ XVI - XVIII, Xung đột kéo dài gây ra tình trạng gì?

  • Sản nông nghiệp sa sút nghiêm trọng
  • Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến
  • Vua quan không quan tâm đến ruộng đất
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Việc giao lưu, buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh đã tạo ra thuận lợi gì?

  • Hình thành nên những trung tâm mua bán sầm uất.
  • Phát triển nông nghiệp
  • Tạo cơ hội truyền bá văn hóa phương Tây
  • Đáp án khác

Câu 4: Sự chuyển biến trên các lĩnh vực văn hóa tôn giáo đã cho thấy điều gì?

  • Minh chứng cho tài năng, tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của người dân
  • Minh chứng cho sự giao lưu giữa văn minh Đại Việt với văn minh phương Tây
  • Minh chứng cho sự du nhập của các nước phương Tây
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

  • Số lượng các chữ cái ít nhưng có khả năng ghép chữ linh hoạt, tiện lợi, khoa học
  • Dễ đọc, dễ nhớ, dễ ghi chép,… nên có khả năng phổ biến trên diện rộng
  • Giúp người Việt dễ dàng tiếp cận với các thành tựu văn minh khác của thế giới
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Nghệ thuật biểu diễn nào phát triển ở Đàng Ngoài trong giai đoạn  thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?

  • Hát chèo
  • Hát tuồng
  • Hí kịch
  • Đáp án khác

Câu 7: Khoa học trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII có gì nổi bật?

  • Sử học: có những công trình tiêu biểu như: Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn), Ô Châu cận lục (Dương Văn An), Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)...
  • Địa lí: có bộ sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá
  • Khoa học quân sự: có tác phẩm Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Văn học trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII có gì mới?

  • Văn thơ Nôm phát triển mạnh mẽ
  • Các tác phẩm tiêu biểu là: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Thượng kinh ký sự,…
  • Văn học dân gian cũng phát triển phong phú
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9: Ai là người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh?

  • Dương Văn An
  • Đào Duy Từ
  • Các giáo sĩ phương Tây
  • A-lếch-xăng Đơ-Rốt

Câu 10: Chữ viết trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII có gì mới?

  • Hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh
  • Các giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

Câu 11:  Vào thế kỉ XVI - XVIII, nước ta có chuyển biến gì về tôn giáo?

  • Đạo giáo và Phật giáo có điều kiện phục hồi
  • Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến duy trì
  • Đầu thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo du nhập và dần gây dựng được ảnh hưởng trong dân chúng
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Thương nghiệp thời kì này có những điểm mới nào với giai đoạn lịch sử trước đó (thế kỉ XIV - XV)?

  • Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới
  • Xuất hiện nhiều đô thị mới với hoạt động giao thương sầm uất, tấp nập
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

Câu 13: Chính sách cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt” của chính quyền thực dân đã khiến?

  • Nông dân ở các nước Đông Nam Á không có ruộng đất để trồng trọt
  • Nông dân lâm vào cảnh đói khổ, bần cùng hóa
  • Nông dân buộc phải bán sức lao động của mình
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Đâu là đô thị hưng khởi ở Đàng ngoài do sự phát triển của thương mại? 

  • Bến Nghé - Sài Gòn
  • Hội An (Quảng Nam)
  • Thanh Hà (Thừa Thiên Huế)
  • Kẻ Chợ (Thăng Long)

Câu 15: Ngọai thương trong thế kỉ XVI - XVIII có gì nổi bật?

  • Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,…
  • Trong quá trình giao thương: người Việt bán các sản phẩm: tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... và mua về các mặt hàng như: len dạ, bạc, đồng, vũ khí...
  • Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Nội thương trong thế kỉ XVI - XVIII có gì nổi bật?

  • Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến
  • Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi
  • Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ thường họp theo phiên
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 17: Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào?

  • Tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, phong phú và tinh tế
  • Thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương nghiệp
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 18: Đâu là các làng nghề thủ công nổi tiếng trong thế kỉ XVI - XVIII?

  • Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)
  • Bát Tràng (Hà Nội)
  • Làng dệt La Khê (Hà Nội),...
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 19: Đâu là nét chính về sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XVI - XVIII?

  • Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển
  • Xuất hiện một số nghề thủ công mới, như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,...
  • Một số thợ thủ công lên thành thị, lập phường, vừa sản xuất vừa bán hàng
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Sự phát triển nền nông nghiệp trong thế kỉ XVI - XVIII có những điểm tích cực nào?

  • Sản xuất nông nghiệp từng bước được phục hồi
  • Ở Đàng Trong, sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt, đặc biệt là ở vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

Câu 21: Sự phát triển nền nông nghiệp trong thế kỉ XVI - XVIII có những điểm hạn thế nào?

  • Sản xuất nông nghiệp sa sút trong thời gian xảy ra các cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
  • Tình trạng nông dân bị chấm chiếm ruộng đất có xu hướng gia tăng
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Đáp án khác

Câu 22: Nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt ở Đàng trong trong thế kỉ XVI - XVIII là?

  • Nông nghiệp phát triển nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn
  • Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn
  • Đất khai hoang vẫn còn nhiều, tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 23: Từ cuối thế kỉ XVII, tình hình nông nghiệp Đàng ngoài Đại Việt như thế nào?

  • Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng
  • Mâu thuẫn giữa các vùng trong cả nước và giữa các nước với nhau
  • Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày
  • Nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ

Câu 24: Sau khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra, tình hình nông nghiệp Đàng ngoài Đại Việt như thế nào?

  • Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng
  • Nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại
  • Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày
  • Nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ

Câu 25: Trước khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra, tình hình nông nghiệp Đàng ngoài Đại Việt như thế nào?

  • Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng
  • Nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại
  • Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày
  • Nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác