Tóm tắt kiến thức lịch sử 8 chân trời bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 8 chân trời bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Nông nghiệp

- Ở Đàng Ngoài: 

+ Ruộng đất bị bỏ hoang không có người cấy.

+ Cuối thế kỉ XVII, nền nông nghiệp dần ổn định.

- Ở Đàng Trong:

+ Nông nghiệp phát triển rõ rệt.

+ Lưu vực sông Đồng Nai, sông Cửu Long là những vùng nông nghiệp trù phú nhất cả nước.

→ Hình thành tầng lớp địa chủ.

2. Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp truyền thống: gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng.

- Nghề thủ công mới (phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII): khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường trắng.

- Các làng nghề nổi tiếng:

+ Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), giấy Yên Thái (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), làm đường (Quảng Nam),…

+ Thợ thủ công lập phường, vừa sản xuất, vừa bán hàng.

3. Thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị

- Hoạt động nội thương: sự xuất hiện và hoạt động nhộn nhịp của các chợ.

+ Buôn bán trong dân phổ biến: chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi, họp theo phiên.

+ Kẻ Chợ ((Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé – Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh),…

- Hoạt động ngoại thương: hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với các quốc gia bên ngoài thông qua các cảng biển và cửa khẩu trên bộ. 

+ Mua bán vũ khí với Bồ Đào Nha, Hà Lan.

+ Buôn bán tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,…

+ Gạo là mặt hàng xuất khẩu.

+ Thương nhân Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan,… xin lập phố xá, thương điếm, buôn bán lâu dài.

II. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ TÍN NGƯỠNG – TÔN GIÁO TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

- Tín ngưỡng:

+ Làng xã thờ thành hoàng, anh hùng dân tộc.

+ Gia đình thờ tổ tiên.

+ Chùa chiền và sân đình diễn ra hoạt động sinh hoạt văn hóa.

+ Đình làng được xây dựng, trùng tu.

- Tôn giáo:

+ Nho giáo được duy trì những đã suy thoái.

+ Đạo giáo, Phật giáo có điều kiện phục hồi.

+ Thiên Chúa giáo được truyền bá đến Đại Việt.

III. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ VĂN HÓA TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII, kiến thức trọng tâm lịch sử 8 chân trời bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII, nội dung chính bài Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Bình luận

Giải bài tập những môn khác