Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo cuối học kì 1 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?
- A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.
- B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
- C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.
D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?
- A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
- B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.
- C. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.
D. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
Câu 3: Trên lĩnh vực chính trị, các nước tư bản phương Tây đã thi hành chính sách cai trị nào đối với nhân dân Đông Nam Á?
- A. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền trồng cây cao su.
B. Chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính mới.
- C. Phát triển giao thông vận tải để phục vụ cho mục đích kinh tế và quân sự.
- D. Chính sách giáo dục “ngu dân”, kì thị chủng tộc; chia rẽ đoàn kết dân tộc.
Câu 4: Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải, nhằm
- A. truyền bá văn hóa, khai hóa văn minh cho cư dân trong khu vực.
- B. hỗ trợ các nước trong khu vực khôi phục và phát triển nền kinh tế.
- C. nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Đông Nam Á.
D. phục vụ các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự.
Câu 5: Chính sách cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng ép trồng trọt” của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hệ quả gì cho nhân dân thuộc địa Đông Nam Á?
A. Nông dân bị mất ruộng đất và bần cùng hóa.
- B. Giai cấp địa chủ phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.
- C. Nông dân được chia ruộng đất, hăng hái sản xuất.
- D. Giai cấp nông dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
Câu 6: Những lực lượng xã hội nào mới xuất hiện ở các nước Đông Nam Á do tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?
- A. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
- B. Nho sĩ phong kiến, tư sản dân tộc, trí thức mới.
C. Tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân.
- D. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, trí thức nho học.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?
- A. Đời sống văn hóa không xuất hiện yếu tố mới.
B. Văn hóa phương Tây du nhập vào Đông Nam Á.
- C. Văn hóa Đông Nam Á chi phối văn hóa phương Tây.
- D. Văn hóa phát triển, bắt kịp với trình độ của phương Tây.
Câu 8: Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân các nước Đông Nam Á có điểm giống nhau cơ bản về
A. mục đích đấu tranh.
- B. thời điểm diễn ra.
- C. hình thức đấu tranh.
- D. lực lượng lãnh đạo.
Câu 9: Đến đầu thế kỉ XIX, chế độ cai trị của thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a bị rung chuyển bởi cuộc khởi nghĩa của
A. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.
- B. Hoàng thân Si-vô-tha.
- C. nhà sư Pu-côm-bô.
- D. nhân dân trên đảo Ban-da.
Câu 10: Trong những năm 1824 - 1885, thực dân Anh vấp phải cuộc kháng chiến quyết liệt của nhân dân nước nào?
A. Mi-an-ma.
- B. Việt Nam.
- C. Cam-pu-chia.
- D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 11: Trong những năm 1858 - 1884, thực dân Pháp vấp phải cuộc kháng chiến quyết liệt của nhân dân nước nào?
- A. Mi-an-ma.
- B. Phi-líp-pin.
C. Việt Nam.
- D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 12: Khu vực nào đã trở thành chiến trường chính giữa Bắc triều và Nam triều trong những năm 1533 - 1592?
A. Thanh Hóa - Nghệ An.
- B. Hà Tĩnh - Quảng Bình.
- C. Quảng Bình - Quảng Trị.
- D. Thuận Hóa - Quảng Nam.
Câu 13: Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?
“Sông nào chia cắt sơn hà
Dưới thời Trịnh - Nguyễn, thật là xót xa?”
- A. sông Lệ Thủy (Quảng Trị).
- B. sông Bến Hải (Quảng Trị).
- C. sông Mã (Thanh Hóa).
D. sông Gianh (Quảng Bình).
Câu 14: “Đàng Ngoài” là từ dùng để chỉ vùng đất từ
- A. sông Gianh trở vào nam.
B. sông Gianh trở ra bắc.
- C. Ninh Bình trở ra bắc.
- D. Ninh Bình trở vào nam.
Câu 15: Sự thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI - XVIII, do
- A. vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.
- B. quân Thanh xâm chiếm khu vực biên giới phía Bắc của Đại Việt.
- C. cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ triều đình Lê sơ.
D. xung đột Nam - Bắc Triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Câu 16: Để chống họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, được gọi là
- A. Lũy Thầy.
- B. thành Đa Bang.
- C. thành Tây Đô.
D. lũy Pháo Đài.
Câu 17: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở các nước tư bản Âu - Mĩ, tầng lớp tư bản tài chính đã ra đời trên cơ sở kết hợp giữa
A. tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp.
- B. những chủ đồn điền lớn và tư bản công nghiệp.
- C. tư bản ngân hàng và những chủ đồn điền lớn.
- D. tư bản công nghiệp và tư bản nhà nước.
Câu 18: Chủ nghĩa đế quốc ra đời vào thời gian nào?
- A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.
- B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.
Câu 19: Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Anh đứng ở vị trí thứ mấy trên thế giới?
- A. Dẫn đầu thế giới.
- B. Thứ 2 thế giới.
C. Thứ 3 thế giới.
- D. Thứ 4 thế giới.
Câu 20: Chính sách đối ngoại cơ bản của đế quốc Anh vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
- A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
B. tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
- C. tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.
- D. không can thiệp vào các vấn đề bên ngoài châu Âu.
Bình luận