Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo giữa học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: “Đàng Ngoài” là từ dùng để chỉ vùng đất từ

  • A. sông Gianh trở vào nam.
  • B. sông Gianh trở ra bắc.
  • C. Ninh Bình trở ra bắc.
  • D. Ninh Bình trở vào nam.

Câu 2: Sự thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI - XVIII, do

  • A. vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.
  • B. quân Thanh xâm chiếm khu vực biên giới phía Bắc của Đại Việt.
  • C. cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ triều đình Lê sơ.
  • D. xung đột Nam - Bắc Triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh.

Câu 3: Để chống họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, được gọi là

  • A. Lũy Thầy.
  • B. thành Đa Bang.
  • C. thành Tây Đô.
  • D. lũy Pháo Đài.

Câu 4: Cách mạng tư sản Anh và cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ đều

  • A. do giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô lãnh đạo.
  • B. diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • C. mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
  • D. lật đổ sự tồn tại của chế độ phong kiến chuyên chế.

Câu 5: Đến cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp chia thành ba đẳng cấp là

  • A. Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
  • B. Tăng lữ, Quý tộc và Nông dân.
  • C. Tăng lữ, Tư sản và Nông dân.
  • D. Tăng lữ, Chủ nô và Nô lệ.

Câu 6:  Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XVIII?

  • A. Sản xuất nông nghiệp lạc hậu, mất mùa thường xuyên diễn ra.
  • B. Trật tự ba đẳng cấp ngày càng khoét sâu mâu thuẫn trong xã hội.
  • C. Chế độ quân chủ lập hiến kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
  • D. Trào lưu Triết học Ánh sáng được sự đón nhận rộng rãi trong xã hội.

Câu 7: Người đứng đầu nhà nước phong kiến chuyên chế ở Pháp trong những năm 1774 - 1789 là

  • A. vua Lu-I XVI.
  • B. vua Sác-lơ I.
  • C. Na-pô-lê-ông Đại đế.
  • D. vua Ni-cô-lai II.

Câu 8: Trong Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, đứng đầu nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh là

  • A.Vôn-te.
  • B. Rô-be-spie.
  • C. Lu-i XVI.
  • D. Mông-te-xki-ơ.

Câu 9: Trong Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII), ngày 26/8/1789, Quốc hội Lập hiến đã thông qua bản

  • A. Tuyên ngôn Độc lập.
  • B. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
  • C. Tuyên ngôn giải phóng nô lệ.
  • D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền.

Câu 10: Sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

  • A. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).
  • B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).
  • C. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).
  • D. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).

Câu 11: Cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) diễn ra dưới hình thức nào?

  • A. Nội chiến cách mạng.
  • B. Cải cách, duy tân đất nước.
  • C. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • D. Nội chiến và chiến tranh vệ quốc.

Câu 12: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII) và Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) đều

  • A. lật đổ sự tồn tại của chế độ phong kiến chuyên chế.
  • B. do giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô mới lãnh đạo.
  • C. diễn ra dưới hình thức nội chiến và chiến tranh vệ quốc.
  • D. mở đường cho sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 13: Vào cuối thế kỉ XV, đạo Quảng Nam được thành lập, tên gọi “Quảng Nam” có nghĩa là gì?

  • A. Phía nam rộng lớn.
  • B. Vùng đất an lành ở phía nam.
  • C. Vùng đất thiêng ở miền biên viễn.
  • D. Ánh sáng từ miền duyên hải phía đông.

Câu 14:  Phủ Phú Yên được thành lập vào thời gian nào?

  • A. Năm 1558.
  • B. Năm 1570.
  • C. Năm 1611.
  • D. Năm 1620.

Câu 15:  Vào năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn vào khai hoang, lập ấp tại vùng đất thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay?

  • A. Phú Yên.
  • B. Bình Định.
  • C. Khánh Hòa.
  • D. Gia Lai.

Câu 16:  Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía Nam, khai hoang, mở đất tại

  • A. Thuận Hóa, Quảng Nam,…
  • B. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,…
  • C. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,…
  • D. Mô Xoài, Bến Nghé, Sài Gòn,…

Câu 17: Vùng đất thuộc Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay được sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong vào năm nào?

  • A. 1597.
  • B. 1588.
  • C. 1693.
  • D. 1698.

Câu 18: Cuối thế kỉ XVII, phủ Gia Định được thành lập, gồm 2 dinh là

  • A. dinh Trấn Biên và dinh Phiên Trấn.
  • B. dinh Quảng Bình và dinh Quảng Đức.
  • C. dinh Quảng Nam và dinh Quảng Trị.
  • D. dinh Biên Hòa và dinh Vĩnh Tường.

Câu 19: Địa danh nào dưới đây không phải là trung tâm giao thương ở vùng đất phía nam vào giữa thế kỉ XVIII?

  • A. Nông Nại Đại Phố.
  • B. Gia Định.
  • C. Bến Nghé.
  • D. Phố Hiến.

Câu 20: Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  • A. Bãi Cát Vàng.
  • B. Vạn Lý Hoàng Sa.
  • C. Vạn Lý Trường Sa.
  • D. Bạch Long Vĩ.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác