Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Về kinh tế, chính sách của thực dân Anh đã
A. biển Ấn Độ thành thị trường lớn của Anh.
- B. biển Ấn Độ thành trung tâm sản xuất lớn về công nghiệp.
- C. giúp Ấn Độ có hệ thống hạ tầng hiện đại.
- D. khiến Ấn Độ có hệ thống đường sắt yếu kém và lạc hậu.
Câu 2: Cuộc cách mạng 1896 – 1898 ở Phi-lip-pin diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào sau đây?
- A. Hội Liên hiệp thuộc địa ở Đông Nam Á.
- B. Hội những người bị áp bức ở Á Đông.
- C. Đồng minh những người chính nghĩa.
D. Tổ chức Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân.
Câu 3: Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á chuyển dần theo khuynh hướng nào sau đây?
- A. Phong kiến.
- B. Vô sản.
C. Tư sản.
- D. Tiểu tư sản.
Câu 4: Phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây nào sau đây không phải của nhân dân Đông Nam Á?
A. Khởi nghĩa Xipay.
- B. Phong trào Cần vương.
- C. Khởi nghĩa Ông Kẹo và Com-ma-dam.
- D. Khởi nghĩa của nhà sư Ang-xnuông.
Câu 5: Một trong những bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của nhà Nguyễn là
- A. chính quyền vua Lê – chúa Trịnh đã được phục hồi.
B. nội bộ triều đình Tây Sơn mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng.
- C. vua Quang Trung đồng ý nhường ngôi cho Nguyễn Ánh.
- D. Nguyễn Ánh đã điều đình với triều đình Tây Sơn.
Câu 6: Nhân vật lịch sử nào sau đây có công thành lập triều Nguyễn (1802)?
- A. Nguyễn Hoàng.
- B. Nguyễn Huệ.
- C. Nguyễn Kim.
D. Nguyễn Ánh.
Câu 7: Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã đóng đô ở địa bàn nào sau đây?
- A. Thăng Long.
- B. Sơn Tây.
C. Phú Xuân.
- D. Hoa Lư.
Câu 8: Từ năm 1831 – 1832 (thời vua Minh Mạng), các đơn vị hành chính của Việt Nam dưới thời Nguyễn lần lượt từ trên xuống là
A. tỉnh, phủ, huyện / châu, tổng, xã.
- B. tổng, tỉnh, huyện / châu, phủ, xã
- C. tỉnh, tổng, phủ, huyện / châu, xã.
- D. tỉnh, phủ, huyện/ châu, xã, tổng.
Câu 9: Dưới thời Nguyễn, quân đội bao gồm các lực lượng nào sau đây?
- A. Bộ binh, thuỷ binh, pháo binh, tượng binh.
- B. Thủy binh, kỵ binh, tượng binh, pháo binh.
- C. Bộ binh, thuỷ binh, pháo binh, tượng binh.
D. Bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh.
Câu 10: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao nào sau đây đối với phương Tây?
- A. Linh hoạt, khôn khéo.
B. Khước từ quan hệ.
- C. Đặt mối quan hệ hữu hảo.
- D. Qua lại thân thiết.
Câu 11: Sự kiện nào sau đây mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
- A. Pháp đánh chiếm miền Tây Nam Kì.
- B. Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
- C. Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
D. Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.
Câu 12: Sự kiện nào sau đây mở đầu cho quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
- A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất.
- B. Kí Hiệp ước Hác-măng.
C. Kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- D. Kí Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 13:Thắng lợi của quân dân Việt Nam ở mặt trận nào sau đây đã khiến cho kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp thất bại?
- A. Hà Nội.
B. Đà Nẵng.
- C. Gia Định.
- D. Huế.
Câu 14: Sĩ phu phong kiến tiêu biểu của triều đình nhà Nguyễn lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp ở mặt trận Đà Nẵng, Gia Định và Hà Nội là
- A. Phan Đình Phùng.
- B. Trương Định.
C. Nguyễn Tri Phương.
- D. Hoàng Diệu.
Câu 15: Khi đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì (lần thứ nhất và lần thứ hai), quân Pháp đều bị quân dân Việt Nam phục kích tiêu diệt tại địa điểm nào sau đây?
- A. Sơn Tây.
B. Cầu Giấy.
- C. Bãi Sậy.
- D. Hố Chuối.
Câu 16: Tháng 4-1882, lịch sử Việt Nam ghi nhận sự kiện nào sau đây?
A. Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội.
- B. Trương Định phát động nhân dân Nam Kì đánh Pháp.
- C. Nguyễn Trung Trực dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp.
- D. Nguyễn Tri Phương đánh tan quân Pháp xâm lược.
Câu 17: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chính để các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra nhiều đề nghị cải cách lên vua Tự Đức?
- A. Nhiều nước tư bản phương Tây đang phát triển mạnh.
B. Đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
- C. Thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.
- D. Nhật Bản và Trung Quốc đang tiến hành cuộc cải cách.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không đúng bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào Cần vương (1885 – 1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)?
A. Thực dân Pháp đã hoàn thành bình định trên cả nước Việt Nam.
- B. Thực dân Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt Nam về quân sự.
- C. Phái chủ chiến trong triều đình Huế phản công quân Pháp thất bại.
- D. Triều đình Huế đầu hàng nhưng nhân dân vẫn tiếp tục chống Pháp.
Câu 19: Đoạn tư liệu sau: “Dựa vào địa hình đầm lầy, lau sậy um tùm, nghĩa quân xây dựng căn cứ, áp dụng chiến thuật du kích... Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo” nói về cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Yên Thế.
- B. Ba Đình.
C. Bãi Sậy.
- D. Hương Khê.
Câu 20: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây được đánh giá là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
- A. Bãi Sậy.
- B. Hùng Lĩnh.
- C. Ba Đình.
D. Hương Khê.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều giữa học kì 2
Bình luận