Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 cánh diều giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 giữa học kì 2 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật - đó là nội dung của quyền nào sau đây?

  • A. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào đủ điều kiện đều phải nộp thuế là thể hiện công dân bình đẳng về

  • A. danh dự cá nhân.
  • B. phân chia quyền lợi
  • C. địa vị chính trị.
  • D. nghĩa vụ pháp lí.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước Nhà nước và xã hội khi thực hiện nghĩa vụ

  • A. thành lập doanh nghiệp tư nhân.
  • B. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.
  • C. xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
  • D. đầu tư các dự án kinh tế.

Câu 4: Hành vi của ông S trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Anh K và chị P là nhân viên của công ty X. Hai người đều là những nhân viên có chuyên môn tốt, thái độ làm việc chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến. Nhận thấy những phẩm chất tốt của anh K và chị P nên anh C (trưởng phòng nhân sự) đã đề cử hai nhân viên này tham gia khóa đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học môi trường tại nước ngoài. Biết được tin này, anh K và chị P rất vui và thể hiện nguyện vọng sẵn sàng tham gia khóa đào tạo. Tuy nhiên, khi danh sách đề cử được chuyển tới ông S (giám đốc công ty), ông S đã gạch tên chị P vì ông cho rằng: lĩnh vực này có nhiều thách thức, tính cạnh tranh cao nên không phù hợp với nữ giới.

  • A. Chính trị và xã hội.
  • B. Kinh tế và lao động.
  • C. Hôn nhân và gia đình.
  • D. Giáo dục và đào tạo.

Câu 5: Một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc

  • A. lựa chọn, áp đặt nghề nghiệp.
  • B. sử dụng, đề cao bạo lực.
  • C. nuôi dưỡng, giáo dục các con.
  • D. sàng lọc, cân bằng giới tính.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không thể hiện ở việc vợ chồng cùng

  • A. định đoạt khối tài sản chung.   
  • B. thống nhất địa điểm cư trú.
  • C. tôn trọng nhân phẩm của nhau.
  • D. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

Câu 7: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật

  • A. hợp nhất.
  • B. bảo vệ.
  • C. phân lập.
  • D. hoán đổi.

Câu 8: Trong trường hợp dưới đây, anh T và anh H cùng được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị thông qua quyền nào?

Trường hợp. Anh H và anh T thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh H làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn anh T thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh H đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, anh T được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.

  • A. Thay đổi các chính sách xã hội.
  • B. Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế
  • C. Tham gia sửa đổi Luật đất đai.
  • D. Tham gia vào bộ máy nhà nước.

Câu 9: Trong trường hợp dưới đây, anh V và chị P cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào?

Trường hợp. Anh V và chị P thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một xã vùng cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh V tham gia phát triển kinh tế gia đình, chị P nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Tại cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về việc triển khai dự án tái định cư của chính quyền xã, anh V phát biểu về những bất cập của dự án còn chị P đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trên.

  • A. Kinh tế.
  • B. Chính trị.
  • C. Văn hóa, đối ngoại.
  • D. Quốc phòng, an ninh.

Câu 10: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

  • A. luôn tách rời nghĩa vụ công dân.
  • B. không tách rời nghĩa vụ công dân.
  • C. tồn tại độc lập với nghĩa vụ công dân.
  • D. không liên quan đến nghĩa vụ công dân.

Câu 11: Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  • A. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
  • B. Tham gia hiến máu nhân đạo.
  • C. Trung thành và bảo vệ Tổ quốc.
  • D. Từ chối nhận các di sản thừa kế.

Câu 12: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức tự ứng cử hoặc được

  • A bí mật tranh cử. 
  • B. vận động tranh cử.
  • C. giới thiệu ứng cử. 
  • D. ủy quyền ứng cử.

Câu 13: Khi tham gia bầu cử, ứng cử, công dân có nghĩa vụ

  • A. sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.
  • B. tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
  • C. chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất.
  • D. trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình.

Câu 14: Trước những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử, chúng ta cần

  • A. học tập, noi gương.
  • B. khuyến khích, cổ vũ.
  • C. lên án, ngăn chặn.
  • D. thờ ơ, vô cảm.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi tham gia bầu cử, ứng cử?

  • A. Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
  • B. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử.
  • C. Thông báo, trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình.
  • D. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.

Câu 16: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra hậu quả như thế nào đối với cơ quan nhà nước?

  • A. Suy sụp tinh thần và gây tổn thất kinh tế cho công dân.
  • B. Không thể hiện được nguyện vọng của bản thân công dân.
  • C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của công dân.
  • D. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.

Câu 17: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khi nhận văn bản nào sau đây?

  • A. Thông báo hiện trạng hồ chứa thủy lợi.
  • B. Thông báo phân bổ ngân sách trung ương
  • C. Quyết định sáp nhập địa giới hành chính.
  • D. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Câu 18: Theo quy định của pháp luật, lao động nữ là công chức nhà nước có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?

  • A. Phát hiện hành vi buôn lậu.
  • B. Chứng kiến tù nhân vượt ngục.
  • C. Bị sa thải khi đang nghỉ thai sản.
  • D. Bắt gặp người đang nhập cảnh.

Câu 19: Công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình là thực hiện quyền

  • A. tố cáo.
  • B. khởi tố.
  • C. xét xử.
  • D. khiếu nại.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về khiếu nại?

  • A. Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại.
  • B. Nhận thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm cả bí mật nhà nước.
  • C. Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó.
  • D. Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác