Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 11 cánh diều bài 11 Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 11 bài 11 Bình đẳng giới trong đời sống xã hội sách cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm

Câu 1: Bình đẳng trong các lĩnh vực nào?

  • A. chính trị, kinh tế
  • B. lao động
  • C. giáo dục và đào tạo, gia đình.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Trong chính trị, nam, nữ bình đẳng như nào?

  • A. Trong tham gia quản lí nhà nước, hoạt động xã hội, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
  • B. Trong việc thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.
  • C. Về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.
  • D. Về độ tuổi, lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.

Câu 3: Trong kinh tế, nam, nữ bình đẳng như nào?

  • A. Trong tham gia quản lí nhà nước, hoạt động xã hội, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân
  • B. Trong việc thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.
  • C. Về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.
  • D. Về độ tuổi, lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.

Câu 4: Trong lao động, nam, nữ bình đẳng:

  • A. Trong tham gia quản lí nhà nước, hoạt động xã hội, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân
  • B. Trong việc thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.
  • C. Về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.
  • D. Về độ tuổi, lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.

Câu 5: Trong giáo dục và đào tạo, nam, nữ bình đẳng:

  • A. Trong tham gia quản lí nhà nước, hoạt động xã hội, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân
  • B. Trong việc thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.
  • C. Về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.
  • D. Về độ tuổi, lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.

Câu 6: Trong gia đình, vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau

  • A. Trong sở hữu tài sản chung, con trai, con gái được chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
  • B. Trong việc thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.
  • C. Về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.
  • D. Về độ tuổi, lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.

Câu 7: Ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội:

  • A. Bình đẳng giới sẽ đảm bảo cho nam, nữ có cơ hội cùng có tiếng nói chung và tham gia các quyết định chung trong đời sống gia đình và xã hội.
  • B. Bình đẳng giới sẽ mang lại những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các lĩnh vực khác của xã hội.
  • C.  Bình đẳng giới cũng bảo đảm vị trí, vai trò ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề chung của đất nước, địa phương, cơ quan, tổ chức cũng như mỗi gia đình.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Ban hành pháp luật.
  • B. Thực hiện pháp luật.
  • C. Xây dựng pháp luật.
  • D. Phổ biến pháp luật.

Câu 9: Nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Phổ biến pháp luật.

Câu 10: Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật

  • A. Quy định phải làm.
  • B. Cho phép làm.
  • C. Quy định cấm làm.
  • D. Không cho phép làm.

Câu 11: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.

Câu 12: Phát hiện X đi xe lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ, đồng chí công an giao thông đã yêu cầu X dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, đồng chí cảnh sát giao thông đã

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật.

Câu 13: Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh A đã

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật.

Câu 14: Chị B sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị B đã

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật.

Câu 15: Y sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. Y đã không

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật.

Câu 16: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?

  • A. Bốn hình thức.
  • B. Ba hình thức.
  • C. Hai hình thức.
  • D. Một hình thức.

Câu 17: Hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm được gọi là gì?

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Sử dụng pháp luật.

Câu 18: Em đồng ý với nhận định dưới đây

a. Bình đẳng giới được hiểu là mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

b. Vợ, chồng và các thành viên trong gia đình tôn trọng nhau không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình.

c. Nam và nữ có cơ hội như nhau, làm mọi công việc không phân biệt điều kiện làm việc

d. Phụ nữ là đồng bào dân tộc ít người khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ là bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế

e. Bình đẳng giới là luôn ưu tiên cho phụ nữ để họ phát huy được hết năng lực của mình mong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

  • A. a, b
  • B. c,d
  • C. d, e
  • D. e, a

Câu 19:  Em không đồng ý với nhận định dưới đây

a. Bình đẳng giới được hiểu là mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

b. Vợ, chồng và các thành viên trong gia đình tôn trọng nhau không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình.

c. Nam và nữ có cơ hội như nhau, làm mọi công việc không phân biệt điều kiện làm việc

d. Phụ nữ là đồng bào dân tộc ít người khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ là bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế

e. Bình đẳng giới là luôn ưu tiên cho phụ nữ để họ phát huy được hết năng lực của mình mong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

  • A. a, b
  • B. c,d
  • C. d, e
  • D. e, a

Câu 20: Em hãy xác định trong các trường hợp dưới đây ai thực hiện đúng về bình đẳng giới. 

a. Hai vợ chồng anh T sống cùng bố mẹ, anh T thường đưa ra quyết định về mọi việc trong gia đình sau khi thống nhất với bố mẹ .....

b. Doanh nghiệp A đăng thông báo tuyển nhân viên, trong thông báo ghi rõ điều kiện để tuyển dụng nhân viên nam,...

c. Chị M được cơ quan cử đi học để nâng cao chuyên môn nhưng chị từ chối vì muốn chăm sóc gia đình 

d. Bạn A không đồng ý người phụ trách Đội xung kích của lớp là bạn nữ vì cho rằng....

  • A. a, b
  • B. c, d
  • C. b
  • D. Cả a, b, c, d

Câu 21:  Em hãy xác định trong các trường hợp dưới đây ai thực hiện chưa đúng về bình đẳng giới. 

a. Hai vợ chồng anh T sống cùng bố mẹ, anh T thường đưa ra quyết định về mọi việc trong gia đình sau khi thống nhất với bố mẹ .....

b. Doanh nghiệp A đăng thông báo tuyển nhân viên, trong thông báo ghi rõ điều kiện để tuyển dụng nhân viên nam,...

c. Chị M được cơ quan cử đi học để nâng cao chuyên môn nhưng chị từ chối vì muốn chăm sóc gia đình 

d. Bạn A không đồng ý người phụ trách Đội xung kích của lớp là bạn nữ vì cho rằng....

  • A. a, b
  • B. c, d
  • C. a, d
  • D. Cả a, b, c, d

Câu 22: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại đâu?

  • A. Chương I của Hiến pháp năm 2013.
  • B. Chương II của Hiến pháp năm 2013.
  • C. Chương III của Hiến pháp năm 2013.
  • D. Chương IV của Hiến pháp năm 2013.

Câu 23: Đâu là nội dung được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người?

  • A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phản biệt đối xử.
  • B. Mọi người đều có quyền sống.
  • C. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiện xác theo quy định của luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 24: Ý nghĩa của quyền con người được quy định trong Hiến pháp là gì?

  • A. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ con người.
  • B. Chống lại các hành vi làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi, sự tự do,... của con người.
  • C. Thể hiện tính nhân văn, dân chủ của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 25: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự ở các nội dung nào sau đây?

  • A. Quyền có nơi ở hợp pháp.
  • B. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định.
  • C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 26: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước thuộc nhóm quyền nào của con người quy định trong Hiến pháp 2013?

  • A. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.
  • B. Các quyền về chính trị, dân sự
  • C. Các quyền về kinh tế, văn hoá.
  • D. Các quyền về kinh tế, dân sự.

Câu 27: Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
  • B. Thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta với đời sống nhân dân.
  • C. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 28: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản nào sau đây?

  • A. Nghĩa vụ học tập.
  • B. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
  • C. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốC.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 29: Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân?

  • A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông
  • B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
  • C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có giấy trúng tuyển.
  • D. Cả A, và B đều đúng.

Câu 30: Việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID - 19 thể hiện Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đảm bảo quyền của công dân trong lĩnh vực gì?

  • A. Xã hội.
  • B. Văn hóa.
  • C. Chính trị.
  • D. Kinh tế.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác