Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 11 cánh diều bài 13 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 11 bài 13 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sách cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm

Câu 1: Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội:

  • A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội để thảo luận và kiến nghị các công việc chung của đất nước và địa phương.
  • B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội liên quan đến việc tham gia bầu cử, ứng cử và cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia.
  • C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội không tách rời nghĩa vụ công dân trong xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội về phía cơ quan:

  • A. Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • B. Không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lí của Nhà nước.
  • C.  Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
  • D. A và B đúng

Câu 3: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội về phía công dân:

  • A.  Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ chịu trách nhiệm pháp lí.
  • B. Không thực hiện được đúng, dầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • C.  Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Mức độ vi phạt về hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân:

  • A. Hình sự
  • B. Dân sự
  • C. Hành chính
  • D. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí như: hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật.

Câu 5: Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là

  • A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  • B. Các quyền con người, quyền công dân.
  • C. Quyền cơ bản của công dân.
  • D. Việc thực hiện quyền công dân.

Câu 6: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại đâu?

  • A. Chương I của Hiến pháp năm 2013.
  • B. Chương II của Hiến pháp năm 2013.
  • C. Chương III của Hiến pháp năm 2013.
  • D. Chương IV của Hiến pháp năm 2013.

Câu 7: Đâu là nội dung được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người?

  • A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phản biệt đối xử.
  • B. Mọi người đều có quyền sống.
  • C. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiện xác theo quy định của luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Ý nghĩa của quyền con người được quy định trong Hiến pháp là gì?

  • A. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ con người.
  • B. Chống lại các hành vi làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi, sự tự do,... của con người.
  • C. Thể hiện tính nhân văn, dân chủ của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự ở các nội dung nào sau đây?

  • A. Quyền có nơi ở hợp pháp.
  • B. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định.
  • C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước thuộc nhóm quyền nào của con người quy định trong Hiến pháp 2013?

  • A. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.
  • B. Các quyền về chính trị, dân sự
  • C. Các quyền về kinh tế, văn hoá.
  • D. Các quyền về kinh tế, dân sự.

Câu 11: Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
  • B. Thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta với đời sống nhân dân.
  • C. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản nào sau đây?

  • A. Nghĩa vụ học tập.
  • B. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
  • C. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốC.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân?

  • A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông
  • B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
  • C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có giấy trúng tuyển.
  • D. Cả A, và B đều đúng.

Câu 14: Việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID - 19 thể hiện Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đảm bảo quyền của công dân trong lĩnh vực gì?

  • A. Xã hội.
  • B. Văn hóa.
  • C. Chính trị.
  • D. Kinh tế.

Câu 15: Chế độ, chính sách của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường được quy định ở đâu trong Hiến pháp 2013?

  • A. Chương I, Hiến pháp năm 2013.
  • B. Chương II, Hiến pháp năm 2013.
  • C. Chương III, Hiến pháp năm 2013.
  • D. Chương IV, Hiến pháp năm 2013.

Câu 16: Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh A đã

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật.

Câu 17: Chị B sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị B đã

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật.

Câu 18: Y sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. Y đã không

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật.
Câu 19: Phát hiện X đi xe lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ, đồng chí công an giao thông đã yêu cầu X dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, đồng chí cảnh sát giao thông đã
  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật.

Câu 20: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?

  • A. Bốn hình thức.
  • B. Ba hình thức.
  • C. Hai hình thức.
  • D. Một hình thức.

Câu 21: Hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm được gọi là gì?

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Sử dụng pháp luật.

Câu 22: Đâu là nội dung nói về khẩu hiệu trong kinh tế nước ta?

  • A. Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
  • B. Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
  • C. Chất lượng sản phẩm là thương hiệu quốc giA.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo nguyên tắc nào?

  • A. Theo quy định của pháp luật.
  • B. Bình đẳng trước pháp luật.
  • C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 24: Theo Hiến pháp 2013 nội dung về kinh tế, khẳng định nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của nước ta là gì?

  • A. Sông, hồ.
  • B. Vùng trời.
  • C. Đất đai.
  • D. Biển đảo.

Câu 25: Nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có công, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật là đang thể hiện nội dung của Hiến pháp năm 2013 trên lĩnh vực nào?

  • A. Môi trường.
  • B. Văn hóa, xã hội.
  • C. Chính trị.
  • D. Kinh tế.

Câu 26: Nội dung về văn hoá, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước?

  • A. Tạo việc làm cho người lao động.
  • B. Chăm lo, phát triển sức khoẻ của nhân dân.
  • C. Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 27: Đâu là những biểu hiện cụ thể của Hiến pháp 2013 về giáo dục?

  • A. Miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
  • B. Đầu tư cơ sở vật chất, sửa chữa trường học tại vùng sâu, vùng xa
  • C. Tặng học bổng cho học sinh – sinh viên có thành tích học tập xuất sắc.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 28: Vì sao Hiến pháp năm 2013 lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia?

  • A. Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.
  • B. Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.
  • C. Giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 29: Ý nghĩa nội dung của Hiến pháp năm 2013 về khoa học, công nghệ là gì?

  • A. Khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
  • B. Tạo tiền đề, căn cứ pháp lí để phát triển khoa học, công nghệ trong nước
  • C. Tạo nền tảng, điều kiện để xây dựng, phát triển đất nước toàn diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 30: Biểu hiện của việc chưa thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường là

  • A. Người dân tham gia bảo dọn dẹp vệ sinh môi trường biển.
  • B. Người dân trồng nhiều cây xanh để phủ xanh đất trống, đồi trọc.
  • C. Phá rừng lấy đất làm rẫy.
  • D. Người dân tích cực hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác