Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 cánh diều giữa học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Hoạt động tiêu dùng bao gồm mấy loại chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 2: Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì sau đây?

  • A. Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.
  • B. Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
  • C. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.
  • D. Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.

Câu 3: Trong nền kinh tế, hoạt động nào sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người?

  • A. Hoạt động sản xuất.
  • B. Hoạt động phân phối.
  • C. Hoạt động trao đổi.
  • D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 4: Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • B. Tính quy phạm phổ biến.
  • C. Tính hiện đại.
  • D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 5: Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hoặc nhà bán lẻ giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả thể hiện đặc điểm của chủ thể nào trong nền kinh tế?

  • A. Chủ thể nhà nước
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể sản xuất.

Câu 6: Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hằng ngày anh đến công ty giám sát và hướng dẫn nhân viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh T được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh T tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?

  • A. Chủ thể nhà nước
  • B. Chủ thể sản xuất.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể tiêu dùng.

Câu 7: Chủ thể sản xuất có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Là những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
  • B. Gồm nhà đầu tư và nhà sản xuất.
  • C. Thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội nhưng không phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai.
  • D. Có trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể trung gian?

  • A. Là cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
  • B. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội.
  • C. Khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp.
  • D. Dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải chức năng quản lí nhà nước về kinh tế? 

  • A. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực. 
  • B. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế. 
  • C. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với lợi ích cá nhân, tổ chức. 
  • D. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Câu 10: Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đối tượng nào?

  • A. Đời sống nhà sản xuất.
  • B. Đời sống xã hội.
  • C.Đời sống nhà đầu tư.
  • D.Đời sống người tiêu dùng.

Câu 11: Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm được gọi là gì?

  • A. Hoạt động trao đổi.
  • B. Hoạt động tiêu dùng.
  • C.Hoạt động sản xuất.
  • D.Hoạt động phân phối.

Câu 12: Phân phối là hoạt động

  • A. Cơ bản nhất trong các hoạt động của con người.
  • B. Con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cần sản xuất và sinh hoạt.
  • C. Phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm và phân chia kết quả cho tiêu dùng.
  • D. Đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng về cơ chế thị trường?

  • A. Cơ chế thị trường kích thích tối đa hoạt động của các chủ thể kinh tế hướng đến mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá chi phí.
  • B. Cơ chế thị trường kích thích mọi doanh nghiệp phải linh hoạt để cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có chất lượng.
  • C. Cơ chế thị trường kìm hãm doanh nghiệp cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, đổi mới khoa học công nghệ ứng dụng.
  • D. Cơ chế thị trường luôn luôn mang tính chất năng động, tích cực trong kinh tế thị trường.

Câu 14: Quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa bên mua và bên bán trong sản xuất và trao đổi hàng hoá trên thị trường là:

  • A. Quy luật giá trị.
  • B. Quy luật cung - cầu.
  • C. Quy luật cạnh tranh.
  • D. Quy luật lưu thông tiền tệ.

Câu 15: Hành vi của chủ thể kinh tế nào sau đây đúng?

  • A. Doanh nghiệp mở rộng vùng trồng nguyên liệu khi đơn hàng của các đối tác tăng cao.
  • B. Công ty H ngừng bán xăng dầu và tích trữ khi nghe tin giá xăng tăng lên.
  • C. Cửa hàng vật tư y tế B đã bán khẩu trang y tế bán với giá cao khi nhu cầu mua của người dân tăng cao.
  • D. Tiệm thuốc thấy giá thuốc lên khi thấy trên thị trường thuốc khan hiếm.

Câu 16: Đâu là ưu điểm của cơ chế thị trường?

  • A. Cơ chế thị trường đã khiến các chủ thể kinh tế cạnh tranh không lành mạnh vì chạy theo lợi nhuận.
  • B. Cơ chế thị trường tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn tới lạm phát.
  • C. Cơ chế thị trường đã làm khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội ngày càng tăng lên
  • D. Cơ chế thị trường luôn đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải linh hoạt, sáng tạo để cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có chất lượng.

Câu 17: Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như : quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,.... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế được gọi là gì? 

  • A. Cơ chế thị trường. 
  • B. Thị trường. 
  • C. Giá cả thị trường. 
  • D. Giá cả hàng hóa. 

Câu 18: Các chủ thể kinh tế hoàn toàn được tự do mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ thông qua những quy tắc chung trong các mối quan hệ nào? 

  • A. cạnh tranh, cung - cầu, giá cả. 
  • B. cạnh tranh. 
  • C. cung - cầu, giá cả. 
  • D. sản xuất - tiêu dùng. 

Câu 19: Việc lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người thể hiện nội dung gì của chủ thể tiêu dùng? 

  • A. Khái niệm. 
  • B. Bản chất. 
  • C. Vai trò. 
  • D. Trách nhiệm. 

Câu 20: Chủ thể kinh tế nào dưới đây không tôn trọng quy luật khách quan của cơ chế thị trường?

  • A. Công ti R cung cấp mặt hàng thịt bò đông lạnh cho hệ thống siêu thị C theo đúng yêu cầu
  • B. Do nhu cầu đi lại của người dân trong dịch Tết tăng cao, Công ty A đã tăng số chuyến xe trong ngày
  • C. Hộ kinh doanh T đã hạ giá thu mua thanh long tại vườn do thị trường xuất khẩu đóng cửa vì dịch bệnh.
  • D. Công tử H đã chế tạo bao bì sản phẩm bánh kẹo nhái thương hiệu nổi tiếng để bán ra thị trường.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác