Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Công an giao thông xử phạt hành chính với hành vi không đội mũ bảo hiểm của anh K. Trong trường hợp này pháp luật đã thực hiện chức năng nào sau đây?

  • A. Quản lí nhà nước.
  • B. Bảo vệ quyền hợp pháp của công dân.
  • C. Điều phối nền kinh tế.
  • D. Thúc đẩy kinh tế quốc dân.

Câu 2: Hoạt động  của nền kinh tế có trò kết nối sản xuất với tiêu dùng?

  • A. Hoạt động trao đổi.
  • B. Hoạt động tiêu dùng.
  • C. Hoạt động sản xuất.
  • D. Hoạt động phân phối.

Câu 3: Hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Pháp luật.
  • B. Hiến pháp.
  • C. Điều lệ.
  • D. Quy tắc.

Câu 4: Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật

  • A. thể hiện tính quy phạm phổ biến.
  • B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
  • C. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.
  • D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải chức năng quản lí nhà nước về kinh tế?

  • A. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực.
  • B. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế.
  • C. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với lợi ích cá nhân, tổ chức.
  • D. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 6: Một trong những trách nhiệm của chủ thể sản xuất là

  • A. cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bản, sản xuất - tiêu dùng.
  • B. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.
  • C. có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
  • D. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ.

Câu 7: Công ty môi giới việc làm B lựa chọn hồ sơ những người đăng kí để gửi cho các doanh nghiệp, cửa hàng cần người làm việc phù hợp với thông tin trên hồ sơ. Trong trường hợp này, công ty B đang đóng vai trò chủ thể nào của nền kinh tế?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể trung gian.
  • C. Chủ thể tiêu dùng.
  • D. Chủ thể nhà nước

Câu 8: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất?

  • A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
  • B. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối.
  • C. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế.
  • D. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.

Câu 9: Nền kinh tế là

  • A. Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một địa phương nhất định.
  • B. Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một quốc gia.
  • C. Là một chỉnh thể thống nhất các hoạt động kinh tế cơ bản: sản xuất – trao đổi – tiêu dùng.
  • D. Vừa đảm bảo, vừa kìm hãm nền kinh tế.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?

  • A. Động lực cho sản xuất phát triển.
  • B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.
  • C. Điều tiết hoạt động trao đổi.
  • D. Quyết định phân phối thu nhập.

Câu 11: Việc con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là đang thực hiện hoạt động kinh tế nào?

  • A. Hoạt động sản xuất.
  • B. Hoạt động trao đổi.
  • C.Hoạt động phân phối.
  • D.Hoạt động tiêu dùng.

Câu 12: Công ty A lên kế hoạch và tạo ra các sản phẩm văn phòng phẩm như bút, thước kẻ,...nhằm phục vụ cho việc sử dụng của người tiêu dùng đặc biệt là học sinh, sinh viên. trong trường hợp trên, công ty A đã thực hiện hoạt động nào của nền kinh tế?

  • A. Hoạt động trao đổi.
  • B. Hoạt động phân phối.
  • C.Hoạt động tiêu dùng.
  • D.Hoạt động sản xuất.

Câu 13: Câu tục ngữ “Cá lớn nuốt cá bé” chỉ quy luật kinh tế nào?

  • A. Quy luật giá trị.
  • B. Quy luật cung - cầu.
  • C. Quy luật cạnh tranh.
  • D. Quy luật lưu thông tiền tệ.

Câu 14: Đâu không phải là nhược điểm của cơ chế thị trường?

  • A. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn tới tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội.
  • B. Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp không quan tâm tới vấn đề môi trường dẫn tới cạn kiệt và suy thoái môi trường.
  • C. Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp không quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng nên sản xuất hàng kém chất lượng.
  • D. Sự vận hành tốt nhất của cơ chế thị trường tạo những cơ hội cho sự giàu có hợp pháp về vật chất của các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Câu 15: Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như : quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,.... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế được gọi là gì? 

  • A. Cơ chế thị trường. 
  • B. Thị trường. 
  • C. Giá cả thị trường. 
  • D. Giá cả hàng hóa. 

Câu 16: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường? 

  • A. Cung cấp thông tin, để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng. 
  • B. Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu. 
  • C. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó. 
  • D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế. 

Câu 17: Chức năng cung cấp thông tin của giá cả thị trường là

  • A. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.
  • C. Góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung – cầu.
  • C. Để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
  • D. Hạn chế những nhược điểm cơ bản của thị trường.

Câu 18: Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là gì? 

  • A. cạnh tranh khắc nghiệt. 
  • B. giá cả biến động. 
  • C. giá cả bình ổn. 
  • D. động lực lợi nhuận. 

Câu 19: Giá cả thị trường là 

  • A. giá bán thực tế của hàng hóa trên thị trường hay giá cả hàng hóa được thỏa thuận giữa người mua và người bán. 
  • B. giá bán thực tế của hàng hóa trên thị trường hay giá cả hàng hóa được quy định bởi người bán. 
  • C. số tiền phải trả cho một hàng hóa để bù đắp những chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa và giá bán thực tế của hàng hóa trên thị trường hay giá cả hàng hóa được thỏa thuận giữa người mua và người bán. 
  • D. số tiền phải trả cho một hàng hóa để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa đó. 

Câu 20: Giá bán thực tế của hàng hóa trên thị trường hay giá cả hàng hóa được thỏa thuận giữa người mua và người bán gọi là gì? 

  • A. Lợi nhuận. 
  • B. Giá cạnh tranh. 
  • C. Giá cả hàng hóa. 
  • D. Giá cả thị trường. 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác