Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 giữa học kì 2 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ

  • A. bảo vệ môi trường.
  • B. đầu tư các dự án kinh tế.
  • C. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.
  • D. thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Câu 2: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là

  • A. bình đẳng trước pháp luật.
  • B. ngang bằng về lợi nhuận.
  • C. đáp ứng mọi sở thích.
  • D. thỏa mãn tất cả nhu cầu.

Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân về nghĩa vụ?

  • A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  • B. Lựa chọn loại hình bảo hiểm.
  • C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản.
  • D. Hỗ trợ người già neo đơn.

Câu 4: Hành vi của Hiệu trưởng trường mần non dân lập B trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

Tình huống. Trường mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp trong trường. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Đọc được thông báo, anh Q và chị M cùng nộp hồ sơ dự tuyển vào vị trí giáo viên mầm non của trường B. Tuy nhiên, bà K (hiệu trưởng) đã từ chối hồ sơ của anh Q với lý do: nghề này chỉ phù hợp với nữ giới.

  • A. Chính trị.
  • B. Văn hóa.
  • C. Lao động.
  • D. Giáo dục.

Câu 5: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

  • A. Chính trị và xã hội.
  • B. Khoa học và công nghệ.
  • C. Hôn nhân và gia đình.
  • D. Giáo dục và đào tạo.

Câu 6: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: nam, nữ bình đẳng trong việc

  • A. tham gia các hoạt động xã hội.
  • B. tiến hành sản xuất, kinh doanh.
  • C. lựa chọn ngành, nghề học tập.
  • D. tiếp cận các cơ hội việc làm.

Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về chính trị?

  • A. Các dân tộc bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội học tập.
  • B. Các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • C. Các dân tộc có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế.
  • D. Các dân tộc được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán.

Câu 8: Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Văn hóa.
  • D. Giáo dục.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước

  • A. ấn định một nơi cư trú.
  • B. cho phép sở hữu đất đai.
  • C. áp đặt mức thu nhập. 
  • D. đầu tư phát triển kinh tế.

Câu 10: Trong trường hợp dưới đây, Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông B đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Đoạn đường đi qua cổng trường Trung học phổ thông B thường xuyên xảy ra ách tắc, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước tình trạng đó, Đoàn Thanh niên trường đã thảo luận, đề xuất một số phương án giải quyết, khắc phục sự việc gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương. Những phương án này đã được chính quyền địa phương cùng nhà trường xem xét, phân tích, đánh giá, triển khai trên thực tế để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, nội quy của trường học, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

  • A. Tuân thủ quy định pháp luật.
  • B. Góp ý sửa đội các dự thảo Luật.
  • C. Tố cáo sai phạm của cán bộ nhà nước.
  • D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Câu 11: Những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội gây ra hậu quả như thế nào đối với cơ quan nhà nước?

  • A. Vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
  • B. Bị xử phạt và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.
  • C. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.
  • D. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

Câu 12: Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, xâm hại đến các quan hệ quản lý nhà nước và xã hội đều

  • A. bị phạt cải tạo không giam giữ.
  • B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
  • C. phải bồi thường thiệt hại.
  • D. bị phạt tù chung thân.

Câu 13: Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi đang

  • A. thực hiện cách li y tế.
  • B. chấp hành hình phạt tù.
  • C. bí mật theo dõi nhân chứng.
  • D. tham gia công tác biệt phái.

Câu 14: Ở một khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của huyện X có ông P là Tổ trưởng tổ bầu cử; anh M là thành viên tổ bầu cử; anh A, anh T, anh V là cử tri. Trước ngày bầu cử, phát hiện anh T là người bị kết án cải tạo không giam giữ, ông P đến gặp và thu hồi thẻ cử tri của anh T. Tại thời điểm bỏ phiếu, trong lúc đang tiết lộ nội dung phiếu bầu mình đã viết với những người xung quanh, anh V phát hiện anh A là người vừa nhận quyết định khởi tố bị can đang chuẩn bị nhận phiếu bầu, anh V lập tức báo cho anh M. Vì vậy, anh M không phát phiếu bầu cho anh A đồng thời có lời lẽ xúc phạm anh A. Bức xúc, anh A bỏ ra ngoài sân và cố tình làm vỡ gương xe ô tô của anh M. Phát hiện sự việc, anh H là công an viên đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại điểm bầu cử đã yêu cầu anh A phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho anh M. Những ai sau đây vi phạm quyền bầu cử của công dân?

  • A. Anh V, anh M và ông P.
  • B. Anh A và anh T
  • C. Ông P, anh T và anh M.
  • D. Anh M và anh A.

Câu 15: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “…… là việc công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”.

  • A. Quyền bầu cử.
  • B. Quyền ứng cử.
  • C. Quyền tự do.
  • D. Quyền bình đẳng.

Câu 16: Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền

  • A. tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
  • B. ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
  • C. bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
  • D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự.

Câu 17: Công dân có quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của

  • A. Luật Tố tụng hành chính.
  • B. Bộ luật Dân sự.
  • C. Luật tố tụng hình sự.
  • D. Bộ luật Hình sự.

Câu 18: Trong trường hợp dưới đây, Trung tâm ngoại ngữ X đã thực hiện quyền khiếu nại như thế nào?

Trường hợp. Gần đây, Trung tâm Ngoại ngữ X bị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoa quyết định thu hồi giấy phép hoạt động vì không hoạt động đúng địa điểm cấp phép và không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Trung tâm Ngoại ngữ X không đồng ý với quyết định thu hồi giấy phép nên đã làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kĩ, Trung tâm Ngoại ngữ X nhận thấy quyết định đó là có căn cứ và đúng với các quy định của pháp luật nên đã rút đơn khiếu nại.

  • A. Uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • B. Rút đơn khiếu nại khi nhận thấy quyết định thu hồi giấy phép là đúng pháp luật.
  • C. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính
  • D. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.

Câu 19: Trong trường hợp sau, bà Y đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân như thế nào?

Trường hợp. Bà Y được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 100 m2 đất nhưng sau khi tiến hành đo đạc, gia đình bà phát hiện diện tích đất thực tế không đủ 100 m2 theo quy định. Do tuổi cao, sức yếu, bà Y đã uỷ quyền cho con gái làm đơn khiếu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

  • A. Tự mình tiến hành khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.
  • B. Uỷ quyền cho người khác khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • C. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính
  • D. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.

Câu 20: Trong trường hợp dưới đây, anh H đã thực hiện quyền nào của công dân?

Trường hợp. Anh H chạy quá tốc độ cho phép bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện và xuất trình giấy tờ. Anh H xuất trình các giấy tờ theo quy định pháp luật. Cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản và xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Nhưng cho rằng mình không chạy quá tốc độ cho phép và quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông là không chính xác, nên H quyết định gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền, đề nghị họ xem xét lại sự việc.

  • A. Khiếu nại.
  • B. Tố cáo.
  • C. Tranh tụng.
  • D. Khởi tố.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác